Khi đăng ký kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào hay loại hàng hóa, dịch vụ nào thì doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến mã ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc tra cứu ngành nghề kinh doanh tưởng như đơn giản nhưng nhưng không phải vậy và nó đòi hỏi cần có sự chính xác. Trong bài viết này, Trí Luật sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh nhanh chóng và đúng nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Trước khi tra mã ngành nghề kinh doanh chuẩn xác, chúng ta cần tìm hiểu qua ngành nghề kinh doanh là gì? Hiện nay, vẫn chưa có một thuật ngữ cắt nghĩa chính xác về khái niệm ngành nghề kinh doanh.Tuy nhiên, qua các quy định liên quan trong luật, nghị định và những thông tin thì chúng ta có thể hiểu:
Ngành nghề kinh doanh là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ - TTg về hệ thống ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Hệ thống ngành nghề kinh tế này có mã từng ngành được phân theo nhóm chi tiết.
Việc phân loại và tra cứu ngành nghề kinh doanh sẽ giúp cho nhà nước dễ dàng trong việc quản lý kinh tế - xã hội. Đồng thời, điều này sẽ tạo thành chuẩn mực cho mỗi loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc thù của mỗi công ty.
Mã ngành nghề kinh doanh là gì?
Mã ngành nghề kinh doanh là một dãy các ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể. Trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, khi tra cứu mã ngành nghề kinh doanh, nó sẽ hiển thị bằng dãy gồm 6 ký tự, từ cấp 1 đến cấp 5. Cụ thể:
- Mã ngành nghề số 1: Được mã hóa bằng 1 chữ cái từ A - U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.
- Mã ngành nghề số 2: Được mã hóa bằng 2 chữ số và thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.
- Mã ngành nghề cấp 3: Được mã hóa bằng 1 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.
- Mã ngành nghề cấp 4: Được mã hóa bằng 1 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 3.
- Mã ngành nghề cấp 5: Được mã hóa bằng 1 chữ số và thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.
Thông thường, khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ ghi mã ngành nghề trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy, việc tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty giúp doanh nghiệp xác định chính xác số mã và điền đúng theo định của pháp luật.
Mã ngành nghề kinh doanh được thể hiện từ cấp 1 đến cấp 5
*** Mời bạn tham khảo thêm: Hóa đơn trực tiếp là gì?
Các nhóm mã ngành nghề kinh doanh mới nhất
Theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hàng bao gồm các nhóm ngành nghề kinh doanh chính:
- A: Nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
- B: Nhóm ngành khai khoáng.
- C: Nhóm ngành công nghiệp chế biến và chế tạo.
- D: Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng và điều hòa không khí.
- E: Nhóm ngành cung cấp nước, các hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải.
- F: Nhóm ngành xây dựng.
- G: Nhóm ngành buôn bán và bán lẻ, sửa chữa xe máy, ô tô, mô tô và các xe có động cơ khác.
- H: Nhóm ngành vận tải kho bãi.
- I: Nhóm ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú.
- J: Nhóm ngành thông tin và truyền thông.
- K: Nhóm ngành hoạt động tài chính, bảo hiểm và ngân hàng.
- L: Nhóm ngành hoạt động kinh doanh bất động sản.
- M: Nhóm ngành hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ.
- N: Nhóm ngành hoạt động hành chính và các dịch vụ hỗ trợ.
- O: Nhóm ngành hoạt động của Đảng cộng sản, các tổ chức chính trị và xã hội, quản lý nhà nước, bảo đảm xã hội bắt buộc, an ninh quốc phòng.
- P: Nhóm ngành giáo dục và đào tạo.
- Q: Nhóm ngành y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội.
- R: Nhóm ngành nghệ thuật, giải trí và vui chơi.
- S: Nhóm ngành hoạt động các dịch vụ khác.
- T: Nhóm ngành hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất cùng các dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.
- U: Nhóm ngành hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.
Quy định về ngành nghề kinh doanh hiện hành
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền thành lập và kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Danh mục nghề nghiệp bị cấm kinh doanh sẽ được quy định cụ thể.
Do đó, doanh nghiệp có thể thoải mái lựa chọn loại ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp, miễn là nó không thuộc loại ngành nghề bị cấm.
Hướng dẫn cách tra ngành nghề kinh doanh nhanh chóng, đơn giản
Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế
Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trong quá trình hoạt động. Do đó, để tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty, bạn có thể tra cứu thông qua mã số thuế bằng các bước sau đây:
- Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ website: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/inf/default.aspx
- Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp vào ô tra cứu thông tin. Sau khi nhập, bạn chỉ cần nhấn chọn vào tên của doanh nghiệp cần tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.
- Bước 3: Nhận các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp cần tra cứu, bao gồm:
+ Tên doanh nghiệp
+ Tên doanh nghiệp viết tắt bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
+ Tình hình hoạt động kinh doanh
+ Loại hình pháp lý
+ Họ tên người đại diện theo pháp luật
+ Ngành, nghề kinh doanh mà công ty đang tiến hành kinh doanh,...
Tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế
*** Thông tin pháp luật khác: Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Cách tra cứu mã ngành nghề trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp
- Bước 1: Truy cập Website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ http://dangkykinhdoanh.gov.vn.
- Bước 2: Nhập mã số thuế, mã số doanh nghiệp vào ô tìm kiếm.
- Bước 3: Sau khi nhập mã số thuế vào ô tìm kiếm, hệ thống điện tử này sẽ trả lại các thông tin cơ bản của doanh nghiệp như:
+ Tên công ty bằng tiếng Việt và Tiếng Anh, tên viết tắt.
+ Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
+ Mã số doanh nghiệp, ngày thành lập và loại hình công ty.
+ Tên của người đại diện pháp luật.
+ Mã ngành nghề kinh doanh của công ty.
Các bước tra cứu mã ngành nghề kinh doanh thông qua cổng thông tin quốc gia
Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh thủ công
Ngoài 2 cách trên, bạn cũng có thể áp dụng cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thông qua bảng biểu sau đây:
Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh xuất khẩu là bao nhiêu?
Khi tra cứu ngành nghề kinh doanh, chắc hẳn, bạn có thể nhận thấy không có cụm từ xuất nhập khẩu. Bởi lý do sau đây:
- Tại Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu được xem là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp được thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà không phải đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành nghề kinh doanh.
- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hoạt động xuất nhập khẩu được ghi nhận thành ngành nghề theo hướng dẫn của nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Trên đây là những thông tin về cách tra cứu ngành nghề kinh doanh đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp mới mà không rõ về các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ ngay cho Trí Luật qua hotline (028) 7304 5969 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!