Trước khi muốn thành lập doanh nghiệp các cá nhân hay tổ chức là chủ hữu của doanh nghiệp đó cần phải xác định được loại hình doanh nghiệp với quy mô doanh nghiệp lớn, trung bình hay nhỏ rất quan trọng. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng TRÍ LUẬT tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Quy mô doanh nghiệp là gì?

Quy mô của công ty có thể hiểu là sự phân chia của doanh nghiệp. Hiểu một cách khái quát về quy mô công ty là quy mô của một đơn vị, tổ chức kinh doanh. Quy mô của công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị công ty. Công ty càng lớn thì cơ cấu tổ chức càng phức tạp, đòi hỏi phải hình thành nhiều cấp chính quyền hơn và ở mỗi cấp cũng bao gồm nhiều nơi làm việc và nhiều thủ tục hơn so với các công ty quy mô nhỏ.

 

Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp là gì?

 

Doanh nghiệp hiện nay của nước ta được chia thành 3 nhóm như sau:

  • Doanh nghiệp có quy mô lớn.
  • Doanh nghiệp có quy mô vừa.
  • Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

 

*** Tìm hiểu: Doanh nghiệp FDI là gì?

Cách xác định quy mô doanh nghiệp hiện nay

Dưới đây là cách xác định quy mô doanh nghiệp mà bạn có thể có thể tham khảo qua:

Doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Ngày nay, doanh nghiệp có quy mô nhỏ đang được các nhà doanh nghiệp mới khởi nghiệp lựa chọn hàng đầu. Vì quy mô nhỏ sẽ có nhiều ưu điểm phù hợp để khởi nghiệp.

 

Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp nhỏ:

  • Số lượng nhân viên khoảng 1 đến 50 người.
  • Quá trình phân chia và chịu trách nhiệm công việc dễ dàng hơn.
  • Thao tác làm việc của nhân viên của cấp dưới thao tác độc lập và nhanh nhẹn đồng thời kiêm nhiều việc hơn cùng một lúc. Việc này đòi hỏi người nhân viên này phải nhiệt huyết khá cao và khả năng chịu áp lực công việc tốt.
  • Tuy nhiên chủ doanh nghiệp nên lưu ý khi thành lập doanh nghiệp cần phải xem xét xem có bao nhiêu thành viên tham gia góp vốn. Sau đó mới tiến hành lựa chọn quy mô doanh nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định một thời gian thì lượng khách hàng cũng tăng dần theo thời gian. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp phân công một cách rõ ràng những công việc mà nhân viên đó phụ trách với từng bộ phận riêng biệt.
  • Nên gia tăng số lượng nhân viên để đáp ứng nhu cầu của công việc. Bộ phận nhân sự cần họp bàn trao đổi với ban giám đốc về tình hình kinh doanh thực tế để đưa ra số lượng nhân viên cần triển khai thêm.

 

Phân loại doanh nghiệp theo quy mô hiện nay

Phân loại doanh nghiệp theo quy mô

 

Những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ hiện nay là:

  • Các hoạt động  sản xuất.
  • Kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm như thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc,...
  • Sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như bút bi, vở học sinh, đồ sứ gia dụng, quần áo, giày dép, sản phẩm thủ công,...
  • Các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa.
  • Kinh doanh các vật tư xây dựng, xăng dầu,...
  • Bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhu yếu phẩm như quần áo, hoa quả, bánh kẹo,...
  • Kinh doanh các dịch vụ internet, hoạt động vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe,...
  • Cho thuê sách, dịch vụ cưới hỏi,...
  • Sửa chữa xe máy, ô tô,...

Doanh nghiệp có quy mô trung bình

Điều kiện để có thể thành lập doanh nghiệp có quy mô trung bình là số lượng nhân viên phải đạt từ 51 đến 1000 người. Doanh nghiệp có quy mô trung bình cần phải thiết lập một tiêu chuẩn và một quy trình tiến độ đơn cữ rõ ràng. Đặc biệt, luôn yêu cầu nhân viên phải có kinh nghiệm và trình độ ở vị trí mà mình đang đảm nhiệm. Bên cạnh đó cần phải đề ra KPI cho từng vị trí làm việc đơn cử hướng tới tiềm năng chung của doanh nghiệp đó.

 

Doanh nghiệp quy mô trung bình

Cách xác định quy mô doanh nghiệp

 

Ngân sách để bắt đầu kinh doanh rất cao trong bao gồm các ngân sách như ngân sách nhân sự, nhân sách hạ tầng trang thiết bị, máy móc, xưởng. Bên cạnh đó cần hợp tác với đối tác để hỗ trợ doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.

Điều quan trọng người chủ doanh nghiệp phải là người có kinh nghiệm hoặc hiểu biết về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Để làm cách nào sắp xếp việc làm có năng suất hơn cho những nhân sự trong bộ phận của công ty.

Doanh nghiệp có quy mô lớn

Để thành lập doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có số lượng nhân viên phải đạt trên 1000 người. Thông thường những doanh nghiệp có quy mô lớn là những tập đoàn lớn và có nền tảng kinh tế vững mạnh.

Trên thị trường có nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại ngành nghề khác nhau nên trước khi xác định quy mô kinh doanh cần dựa vào đặc điểm riêng của từng ngành, từng lĩnh vực. Dưới đây là cách xác định quy mô của một doanh nghiệp lớn mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: Các công ty được coi là có quy mô lớn phải đáp ứng mức vốn từ hơn 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng. Số lượng nhân viên cần đạt từ 200 đến 300 người.
  • Đối với công ty kinh doanh, dịch vụ thì để trở thành một công ty lớn, các chủ sở hữu cần phải liên kết với nhau và đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình có số vốn đầu tư ban đầu từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, số lượng lao động có trình độ chuyên môn phải đạt từ 50 người trở lên. 100 người.
  • Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thì vốn đầu tư từ hơn 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng, số lượng lao động từ 200-300 người.

 

Những quy mô doanh nghiệp Việt Nam

Quy mô doanh nghiệp Việt Nam

 

Đặc điểm nổi bật của quy mô doanh nghiệp lớn hiện nay:

Trở thành một doanh nghiệp lớn là ước mơ của mọi nhà đầu tư, để thực hiện được ước mơ đó cần tìm kiếm nhiều thông tin liên quan đến loại hình kinh doanh này. Trong đó không thể bỏ qua những đặc điểm mà nó sở hữu, sau đây là những đặc điểm nổi bật của các công ty lớn:

Các công ty lớn chiếm 5% tổng số công ty đăng ký tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, tỷ lệ thấp này lại đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của đất nước. Do đó, các công ty lớn thường tạo ra một khối lượng công việc nặng nề và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.

Khi đảm nhận vai trò bình ổn kinh tế đất nước, khi các vấn đề khủng hoảng xảy ra, tất nhiên họ sẽ phải “đứng mũi chịu sào”. Vì vậy, bắt buộc họ phải trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ để cùng các thành viên khác vượt qua những khủng hoảng đó.

Các công ty lớn luôn tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế: Điều này hiển nhiên khi hầu hết các công ty lớn luôn tạo ra sự thành công về kinh tế một cách đồng đều và bền vững, tạo điều kiện kinh doanh cho các chủ thể của nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định hơn và hạn chế những biến động đột ngột.

Hầu hết các công ty lớn thường hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi, vì vậy, vô hình chung đã tạo cho đất nước một nền tảng đáng kể về các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trên thị trường Việt Nam, có một số ông lớn có vai trò chủ chốt như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Khoáng sản, Tập đoàn Than, ... Tất cả những công ty lớn này đều đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước.

Trong hoạt động kinh doanh, có những doanh nghiệp vươn lên từ quy mô rất nhỏ nhưng cũng có những doanh nghiệp ngay từ khi hình thành đã có tiềm lực tài chính rất mạnh. Vì vậy, các công ty lớn, có tiềm lực tài chính mạnh cần nhanh chóng tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, các công ty lớn có sức cạnh tranh về vốn và nguồn nhân lực tốt hơn các công ty vừa và nhỏ. Các công ty lớn thường cân đối giữa hoạt động sản xuất và kinh doanh dịch vụ.

 

*** Có thể bạn cần biết: Công ty TNHH là gì

Phân biệt điểm khác biệt giữa doanh nghiệp lớn so với doanh nghiệp nhỏ

Có thể nhiều người chưa biết rằng tổng số doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, trong khi các công ty lớn chỉ chiếm 5% trên thị trường. Có 1 điều đáng mừng ở đây là tuy con số đó quá ít nhưng lại là lực lượng đóng góp không nhỏ và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Để trở thành một doanh nghiệp lớn, điều đó quá khó. Vì vậy, những công ty đã vượt qua chặng đường khó khăn đó tất nhiên sẽ có tiềm lực mạnh hơn những công ty nhỏ về mọi mặt.

 

Quy mô doanh nghiệp và phân loại

Quy mô của doanh nghiệp

 

Có 1 điểm đặc biệt mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là các công ty lớn sẽ có khả năng cạnh tranh và khả năng chịu áp lực cao hơn rất nhiều so với các công ty vừa và nhỏ. Điều đó áp dụng trên mọi khía cạnh, từ tài chính, con người, kinh nghiệm và thành tích, ...

Trên thực tế, doanh nghiệp có quy mô lớn đang chiếm nhiều ưu thế hơn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu bạn doanh nghiệp bạn đang ở mức vừa và nhỏ thì nên cố gắng nhiều hơn nữa. Vì đây là phương pháp hiệu quả nhất ngay lúc này, bạn phải không ngừng học hỏi và trau dồi thêm nhiều kiến thức từ đối thủ cạnh tranh của  để nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

 

Với  những thông tin chi tiết về quy mô doanh nghiệp ở bài viết trên, TRÍ LUẬT hy vọng các bạn sẽ biết cách thức xác định quy mô công ty mới thành lập chuẩn xác nhất. Chúc các bạn thành công!

 

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THANH TRỊ
0919.930.836
2) NGUYỄN THÙY TRƯNG
0919.600.836
3) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
 0909.211.836
4) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
 0909.921.836
5) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
 0902.486.836
6) LÊ THỊ THANH HIỀN  
 0919 600 836
______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN
0919.941.836
______________________