Thuế bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là của mỗi cá nhân của chúng ta nhằm góp phần bảo vệ sự sống của con người, các loài động thực vật và cho cả thế hệ mai sau. Do đó, đây sẽ là biện pháp giúp giảm thiểu và hạn chế tình trạng ảnh hưởng trên. Trong bài viết này, xin mời quý vị hãy cùng Trí Luật tìm hiểu thuế môi trường là gì nhé!
 

luật thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường giúp điều tiết các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường một cách hiệu quả
 

Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Trước khi đi sâu vào những quy định của loại thuế này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm thuế môi trường là gì?
 

Theo Điều 2 của Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, định nghĩa thuế bảo vệ môi trường là gì được giải thích rõ như sau: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, được tính dựa trên sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
 

Qua đó, có thể hiểu, thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.


*** Tìm hiểu thêm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì
 

Vai trò của thuế bảo vệ môi trường?

Có thể thấy, hiện trạng môi trường đang ngày một xuống cấp và là thách thức to lớn đối với sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước. Chính vì điều này, chính phủ đã ban hành và thực thi các biện pháp mang tính chiến lược nhằm giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
 

Song song đó, với mục tiêu phát triển kinh tế, hệ thống các quy định pháp luật được xem là một trong những công cụ hiệu quả và quan trọng nhất của Nhà nước. Trong đó có thể nói đến nội dung về Luật Thuế bảo vệ môi trường, nó được xây dựng với nguyên tắc là người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm thì phải nộp thuế.
 

Từ khi ra đời, chính sách này vừa đáp ứng được nhu cầu phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới vừa tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, giúp ổn định và điều chỉnh toàn diện các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường.
 

Ngoài ra, vai trò của thuế bảo vệ môi trường này còn khắc phục hiệu quả những hạn chế trong các chính sách trước đây, tạo nguồn lực tài chính vững mạnh để bù đắp chi phí bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển kinh tế lâu dài.
 

vai trò của thuế bảo vệ môi trường
Luật thuế bảo vệ môi trường ra đời giúp đồng bộ, ổn định và điều chỉnh toàn diện các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường
 

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Với những thông tin trên, chắc hẳn, bạn đã biết thuế bảo vệ môi trường là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào. Vậy, bạn đã biết hình thức thuế này được áp dụng cho những đối tượng nào chưa?
 

Theo Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, đối tượng chịu thuế được quy định cụ thể bao gồm:

  • Xăng, dầu, mỡ nhờn: Nhiên liệu bay, dầu hỏa, dầu nhờn, xăng, trừ etanol, dầu diesel, mỡ nhờn, dầu mazut.
  • Than đá: Than nâu, than mỡ, than antraxit, than đá khác.
  • Dung dịch HCFC (tên khoa học là: Hydro-chloro-fluoro-carbon).
  • Thuốc diệt cỏ nằm trong danh sách thuộc loại hạn chế sử dụng.
  • Thuốc trừ mối nằm trong danh sách thuộc loại hạn chế sử dụng.
  • Thuốc bảo quản lâm sản nằm trong danh sách thuộc loại hạn chế sử dụng.
  • Thuốc khử trùng kho nằm trong danh sách thuộc loại hạn chế sử dụng.
  • Túi nilon thuộc loại hạn chế sử dụng.

Đối tượng không chịu thuế môi trường

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, đối tượng không chịu ảnh hưởng bởi thuế môi trường như sau:

  • Hàng hóa không quy định tại Điều 3 này.
  • Hàng hóa quy định tại Điều 3 của luật này không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp như sau:

+ Hàng hóa quá cảnh hoặc vận chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của Pháp luật, bao gồm những hàng hóa được vận chuyển từ nước này đến nước khác qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất nhập khẩu ra vào Việt Nam; Hàng hóa quá cảnh qua biên giới, cửa khẩu Việt nam trên cơ sở Hiệp định ký kết Chính phủ nước ngoài và Chính phủ Việt Nam theo theo thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của Pháp luật.

+ Hàng hóa tái xuất khẩu, tạm nhập khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

+ Hàng hóa dơ cơ sở SX trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
 

đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định
Đối tượng chịu thuế môi trường được quy định cụ thể tại Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
 

Người nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Người nộp thuế môi trường là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010.
 

Theo đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người nộp thuế môi trường được quy định như sau:

  • Trường hợp ủy thác để nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu chính là người nộp thuế.
  • Trường hợp cá nhân, hộ gia đình, tổ chức làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ đã được nộp thuế môi trường nhưng không xuất trình được chứng từ chứng mình thì cá nhân, hộ gia đình, tổ chức làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
     

*** Tham khảo bài viết: Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân chi tiết mới nhất
 

Cách tính thuế bảo vệ môi trường

Để tính thuế bảo vệ môi trường, chúng ta sẽ căn cứ vào số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa.
 

công thức tính thuế bảo vệ môi trường
Công thức tính thuế bảo vệ môi trường phải nộp

 

Trong đó:

  • Số lượng hàng hóa tính thuế:

+ Đối với những loại hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế chính là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, tặng cho, trao đổi, tiêu dùng nội bộ.
+ Đối với những loại hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

  • Mức thuế: Luật Thuế bảo vệ môi trường có quy định về mức thuế tuyệt đối nhằm đơn giản, minh bạch trong hiện thực, đảm bảo sự ổn định số thu ngân sách nhà nước.
  • Biểu thuế bảo vệ môi trường: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực thi và điều hành chính sách thuế mới, biểu thuế bảo vệ môi trường được quy định với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa cụ thể trong từng thời kỳ. Đồng thời, nó phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ Mức thuế đối với những hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển KT - XH của Nhà nước trong từng thời kỳ.
+ Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định cụ thể theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa.
 

Mức thuế tuyệt đối được quy định theo Biểu thuế bảo vệ môi trường dưới đây:
 

STT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế

(đồng/1 đơn vị hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

 

 

1

Xăng, trừ etanol

Lít

1.000 - 4.000

2

Nhiên liệu bay

Lít

1.000 - 3.000

3

Dầu diesel

Lít

500 - 2.000

4

Dầu hỏa

Lít

300 - 2.000

5

Dầu mazut

Lít

300 - 2.000

6

Dầu nhờn

Lít

300 - 2.000

7

Mỡ nhờn

Kg

300 - 2.000

II

Than đá

 

 

1

Than nâu

Tấn

10.000 - 30.000

2

Than an-tra-xít (antraxit)

Tấn

20.000 - 50.000

3

Than mỡ

Tấn

10.000 - 30.000

4

Than đá khác

Tấn

10.000 - 30.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)

kg

1.000 - 5.000

IV

Túi ni lông nằm trong danh sách thuộc diện chịu thuế

kg

30.000 - 50.000

V

Thuốc diệt cỏ nằm trong danh sách thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500 - 2.000

VI

Thuốc trừ mối nằm trong danh sách thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000 - 3.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản nằm trong danh sách thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000 - 3.000

VIII

Thuốc khử trùng kho nằm trong danh sách thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000 - 3.000

 

Thời điểm nào tính thuế bảo vệ môi trường?

  • Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, tặng cho, trao đổi, thời điểm tính thuế là lúc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
  • Đối với hàng hóa sản xuất được đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế chính là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
  • Đối với loại hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
  • Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng và dầu bán ra.

Thuế bảo vệ môi trường nộp ở đâu?

Căn cứ theo Điều 10 của Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, quy định khai thuế, nộp thuế và tính thuế như sau:

  • Việc khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với những hàng hóa sản xuất bán ra, tiêu dùng nội bộ, trao đổi, tặng cho được thực hiện cụ thể theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  • Việc khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai và nộp thuế nhập khẩu.
  • Thuế môi trường chỉ nộp một lần đối với loại hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.

Phân biệt thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường

Phí bảo vệ môi trường và thuế môi trường đều là 2 công cụ kinh tế được Nhà nước dùng để đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chúng đều chỉ áp dụng hiệu quả trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
 

Song, nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa hai hình thức này. Tiếp theo trong bài viết, ngoài giải thích rõ thuế bảo vệ môi trường là gì, Trí Luật sẽ giúp phân biệt sự khác nhau giữa chúng thông qua bảng sau đây:
 

Tiêu chí

Thuế bảo vệ môi trường

Phí bảo vệ môi trường

Khái niệm

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, được tính dựa trên sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Đây được xem là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Phí bảo vệ môi trường là khoản thu vào ngân sách Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí không thường xuyên và thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Bên cạnh đó, giúp tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Chủ thể ban hành

Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Bộ Tài Chính, Chính Phủ và các cơ quan nhà nước khác theo thẩm quyền.

Mục tiêu

Tạo được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ người gây ô nhiễm và thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội khác.

- Tác động và làm thay đổi hành vi của những người gây ô nhiễm môi trường.

- Ngăn ngừa xả thải ra môi trường những chất ô nhiễm có thể xử lý được.

- Tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường.

Tính chất

Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.

Mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.

Tầm quan trọng

Cao hơn

Thấp hơn

Tính lợi ích

Không liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế.

Có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp.

Tính ổn định

Tính ổn định cao và ít thay đổi.

Tính ổn định thấp và có thể thay đổi nhanh chóng.

Chủ thể chịu trách nhiệm trả

Người sản xuất là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì được tính trong giá sản phẩm.

Người chịu phí và nộp phí chính là người xả thải ra môi trường gây ô nhiễm.

Chủ thể có quyền thu

Chỉ có Nhà nước.

Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ hoặc được uỷ quyền.


Trên đây là những nội dung liên quan đến thuế bảo vệ môi trường là gì? Mong rằng, bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu bạn có thắc mắc và muốn được hỗ trợ các vấn đề về pháp lý khác, vui lòng liên hệ đến Trí Luật qua đường dây nóng (028) 7304 5969 để chuyên viên nhanh chóng giải quyết giúp bạn nhé!

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THANH TRỊ
0919.930.836
2) NGUYỄN THÙY TRƯNG
0919.600.836
3) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
 0909.211.836
4) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
 0909.921.836
5) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
 0902.486.836
6) LÊ THỊ THANH HIỀN  
 0919 600 836
______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN
0919.941.836
______________________