Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế phổ biến ở nước ta do Nhà nước quy định nhằm định hướng trong sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ xa xỉ. Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Các quy định hiện hành liên quan đến loại thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ, tiêu dùng đặc biệt? Tất cả sẽ được Trí Luật giải đáp giúp bạn ngay trong bài viết sau đây.
Thuế TTĐB được áp dụng cho những hàng hóa, dịch vụ có tính xã xĩ
Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu, được áp dụng cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ. Thuế TTĐB do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hóa nộp, nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế đã được cộng vào giá bán. Mục đích của thuế TTĐB là để điều tiết mức tiêu dùng xã hội, định hướng việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Qua đó góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước, và tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng, dịch vụ chịu thuế.
Thuế TTĐB có một số đặc điểm quan trọng, bao gồm:
- Đối tượng chịu thuế hẹp: Chỉ áp dụng cho một số hàng hóa, dịch vụ nhất định theo quy định của Nhà nước.
- Tác VNĐ một lần: Chỉ tác VNĐ một lần trong quá trình lưu thông.
- Tính gián thu: Thuế được cộng vào giá bán và người tiêu dùng là người chịu thuế một cách gián tiếp thông qua giá cả trên thị trường.
- Thuế suất cao: Mức thuế suất thường cao hơn so với các loại thuế khác.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Quy định về đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo Điều 2 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (đã sửa đổi 2014) và khoản 2 của Nghị định 108/2015/NĐ-CP, các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định cụ thể như sau:
Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB được áp dụng đối với một số mặt hàng nhất định nhằm quản lý và điều tiết mức tiêu dùng, VNĐ thời tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Dưới đây là danh mục các nhóm hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB theo các quy định hiện hành:
- Các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hít, hút, nhai, ngậm, ngửi;
- Rượu bia, đồ uống có cồn và nước giải khát không cồn;
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, bao gồm cả ô tô vừa chở người vừa chở hàng hóa có từ 2 hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Xe hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh hơn 125 cm3;
- Du thuyền, tàu bay và các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa và hành khách khác được sử dụng cho mục đích dân dụng;
- Xăng dầu và các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ;
- Điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 90.000 BTU;
- Bài lá, thiết bị trò chơi điện tử, và các loại máy chơi bài tự VNĐ
- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi cho trẻ em hay các đồ dùng dạy học).
Lưu ý: Những hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và nó không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.
Rượu, bia là một trong những đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ áp dụng cho hàng hóa mà còn cho một số loại hình dịch vụ cụ thể. Những dịch vụ này thường được coi là xa xỉ hoặc có ảnh hưởng lớn đến xã hội, do đó cần được quản lý thông qua thuế TTĐB. Dưới đây là danh sách các dịch vụ chịu thuế TTĐB:
- Dịch vụ kinh doanh vũ trường: Cung cấp không gian giải trí với âm nhạc sôi VNĐ và khu vực nhảy múa cho khách hàng.
- Dịch vụ kinh doanh massage, karaoke: Bao gồm các hình thức thư giãn như massage, cùng với dịch vụ giải trí hát karaoke.
- Dịch vụ kinh doanh casino: Tập hợp các hoạt động đánh bạc tại casino, trong đó có các trò chơi điện tử có thưởng như máy jackpot, máy slot và các loại máy trò chơi tương tự khác.
- Dịch vụ kinh doanh đặt cược: Bao gồm các hình thức đặt cược thể thao, giải trí và những loại đặt cược khác theo quy định của pháp luật, cung cấp cơ hội thử vận may cho người tham gia.
- Dịch vụ kinh doanh golf: Cung cấp dịch vụ bán vé chơi golf và thẻ hội viên tại các sân golf, dành cho những người đam mê môn thể thao quý tộc này.
- Dịch vụ kinh doanh xổ số: Tổ chức và bán vé xổ số, giúp người chơi có cơ hội trúng thưởng thông qua việc mua vé số.
Doanh nghiệp kinh doanh casino phải minh bạch trong giao dịch tài chính, tuân thủ thuế TTĐB
Đối tượng không phải chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014) và tại khoản 3 của Nghị Định 108/2015/NĐ-CP, những đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định cụ thể như sau:
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác, bán cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả những hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan sẽ có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai.
- Quà tặng của các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Quà tặng, quà biếu cho các cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.
- Vận chuyển hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ.
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khẩu và tạm xuất, tái nhập không phải nộp thuế trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu.
- Đồ dùng của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng hóa mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế, hàng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Du thuyền, tàu bay sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch.
- Xe chở phạm nhân, xe cứu thương, xe tang lễ, xe thiết kế vừa có chỗ ngồi vừa có chỗ đứng và chở được từ 24 người trở lên; xe chạy trong khu vui chơi, thể thao, giải trí không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông.
- Hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan. Bên cạnh đó, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe chở người dưới 24 chỗ.
- Hàng hóa xuất khẩu, bao gồm hàng do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu.
- Hàng nhập khẩu thuộc diện miễn thuế bao gồm hàng viện trợ nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp, viện trợ không hoàn lại. Quà tặng từ nước ngoài cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân theo định mức. Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập. Đồ dùng thuộc diện miễn trừ ngoại giao và hàng hóa mang theo trong hành lý miễn thuế.
- Phương tiện vận chuyển phục vụ kinh doanh như du thuyền, tàu bay sử dụng cho mục đích thương mại.
- Các loại xe chuyên dụng, bao gồm xe chở phạm nhân, xe cứu thương, xe tang lễ, xe chở từ 24 người trở lên, xe hoạt VNĐ trong khu vui chơi, giải trí không tham gia giao thông.
- Hàng hóa trong khu phi thuế quan, gồm hàng nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu vực này. Giao dịch giữa các khu phi thuế quan cũng được miễn thuế, trừ xe dưới 24 chỗ.
Xe chở phạm nhân, xe cứu thương đều là đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Ai phải nộp Thuế tiêu thụ đặc biệt?
Theo Điều 4 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014), những đối tượng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh những dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức hoặc cá nhân có hoạt VNĐ kinh doanh xuất khẩu, mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, thì những cá nhân, tổ chức có hoạt VNĐ kinh doanh xuất khẩu đó cũng phải nộp thuế TTĐB.
*** Tham khảo thêm thông tin: Cách tra cứu mã số định danh cá nhân mới nhất
Điều kiện được khấu trừ Thuế tiêu thụ đặc biệt
Tại Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 7 trong Nghị định 108/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 14/2019/NĐ-CP), người nộp thuế TTĐB có thể được khấu trừ thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB. Số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước sẽ được khấu trừ khi xác định số thuế TTĐB phải nộp.
- Người nộp thuế phải có chứng từ hợp lệ chứng minh số thuế đã nộp hoặc đã trả đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc mua trong nước. Các chứng từ này phải đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
- Người nộp thuế phải thực hiện đúng quy trình khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm việc kê khai, nộp thuế và lưu giữ chứng từ liên quan. Quy trình này phải được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác để đảm bảo việc khấu trừ thuế được chấp nhận.
Trường hợp được hoàn lại Thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo Điều 7 Thông tư 195/2015/TT-BTC, có một số trường hợp người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn lại số thuế đã nộp:
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu: Hàng hóa nhập khẩu để tái xuất ra nước ngoài, bao gồm hàng hóa nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sau đó tái xuất khẩu.
- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu: Số thuế tiêu dùng đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa thực tế xuất khẩu sẽ được hoàn lại.
- Hoàn thuế nộp thừa: Trong trường hợp quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
- Các trường hợp khác: Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp được phép khấu trừ và hoàn thuế tiêu thụ đặt biệt
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ theo Điều 6 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (có sửa đổi 2014), giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ, hàng hóa là giá cung ứng dịch vụ, giá bán ra nhưng chưa bao gồm các loại thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường và thuế GTGT, cụ thể được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa được sản xuất trong nước thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất bán ra.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là mức giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được giảm, miễn thuế nhập khẩu thì giá tình thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được giảm, miễn.
- Đối với hàng hóa gia công là giá tình thuế của hàng hóa được bán ra của cơ sở giao gia công hoặc là giá bán của sản phẩm cùng loại, tương đương tại cùng thời điểm bán hàng.
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả chậm, trả góp là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của cửa hàng đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
- Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Một số trường hợp giá cung ứng dịch vụ được quy định cụ thể như sau:
- Đối với kinh doanh golf là giá bán thẻ hội viên, giá bán vé chơi bao gồm cả tiền phí chơi golf và tiền ký quỹ (nếu có);
- Đối với kinh doanh dịch vụ casino, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng là khoản doanh thu từ hoạt VNĐ này trừ đi số tiền đã trả thưởng cho khách.
- Đối với kinh doanh vũ trường, massage, karaoke là doanh thu của các hoạt VNĐ kinh doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh massage, karaoke.
- Đối với những hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc tiêu dùng nội bộ là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại đặc trưng hoặc tương đương ngay thời điểm phát sinh các hoạt VNĐ này.
Sau khi xác định trường hợp chịu thuế TTĐB, cẩn hiểu công thức tính thuế này để đảm bảo quản lý thuế chính xác và minh bạch
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều trường hợp
Cách tính thuế TTĐB dựa trên nhiều trường hợp khác nhau được quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định và Thông tư liên quan. Dưới đây là một số điều luật chính và cách tính thuế TTĐB theo từng trường hợp cụ thể:
Công thức chung
Thuế TTĐB = Giá tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- Giá tính thuế: Là giá bán của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT.
- Thuế suất: Là mức thuế áp dụng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Ví dụ, nếu giá tính thuế của một sản phẩm là 1,000,000 VNĐ và thuế suất là 10%, thì thuế TTĐB sẽ được tính như sau:
1.000.000 VNĐ x 10% = 100.000 VNĐ
Như vậy, số thuế TTĐB phải nộp cho sản phẩm đó là 100,000 VNĐ.
Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Gía tính thuế TTĐB: Một số trường hợp cụ thể
Đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ xăng các loại) do cơ sở kinh doanh nhập khẩu bán ra và hàng hóa sản xuất trong nước:
Giá tính Thuế TTĐB = (Giá bán chưa có thuế GTGT - Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)) / (1 + Thuế suất TTĐB) |
Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu:
Giá tính Thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu |
Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước:
Giá tính Thuế TTĐB = (Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT - Thuế bảo vệ môi trường (nếu có))/ (1 + Thuế suất thuế TTĐB) |
Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB:
Giá tính Thuế TTĐB = (Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT)/ (1 + Thuế suất thuế TTĐB) |
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ theo Điều 7 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể theo bảng sau:
STT |
Hàng hóa, dịch vụ |
Thuế suất (%) |
I |
Hàng hóa |
|
1 |
Thuốc lá dạng điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá |
75 |
2 |
Rượu |
|
a. Có từ 20 độ trở lên |
65 |
|
b. Có từ 20 độ trở xuống |
35 |
|
3 |
Bia |
65 |
4 |
Xe ô tô dưới 24 chỗ |
|
a. Xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này |
||
- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống |
40 |
|
- Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 |
50 |
|
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 |
60 |
|
- Loại có dung tích xi lanh từ trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 |
90 |
|
- Loại có dung tích xi lanh từ trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 |
110 |
|
- Loại có dung tích xi lanh từ trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 |
130 |
|
- Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 |
150 |
|
b. Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này |
15 |
|
c. Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này |
10 |
|
d. Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế này |
||
- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống |
15 |
|
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 |
20 |
|
Dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 |
25 |
|
đ. Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp với chạy bằng điện (lượng xăng sử dụng không quá 70%) |
Bằng 70% đối với thuế suất cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế này |
|
e. Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học |
Bằng 50% đối với thuế suất cho xe cùng loại |
|
g. Xe ô tô chạy điện |
||
(1) Xe ô tô chạy bằng pin |
||
- Loại chở người dưới 9 chỗ trở xuống |
||
Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 |
3 |
|
Từ ngày 01/3/2027 |
11 |
|
- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi |
||
Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 |
2 |
|
Từ ngày 01/3/2027 |
7 |
|
- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi |
||
Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 |
1 |
|
Từ ngày 01/3/2027 |
4 |
|
- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng |
||
Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 |
2 |
|
Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 |
7 |
|
(2) Xe ô tô chạy điện khác |
||
- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống |
15 |
|
- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi |
10 |
|
- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi |
5 |
|
- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng |
10 |
|
5 |
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 125 cm3 |
20 |
6 |
Tàu bay |
30 |
7 |
Du thuyền |
30 |
8 |
Xăng các loại |
|
a. Xăng |
10 |
|
b. Xăng E5 |
8 |
|
c. Xăng E10 |
7 |
|
9 |
Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống |
10 |
10 |
Bài lá |
40 |
11 |
Vàng mã, hàng mã |
70 |
II |
Dịch vụ |
|
1 |
Hoạt VNĐ kinh doanh vũ trường, bar |
40 |
2 |
Hoạt VNĐ kinh doanh mát-xa, karaoke |
30 |
3 |
Hoạt VNĐ kinh doanh casino, trò chơi trúng thưởng |
35 |
4 |
Hoạt VNĐ kinh doanh đặt cược |
30 |
5 |
Hoạt VNĐ kinh doanh golf bao gồm cả bán thẻ hội viên |
20 |
6 |
Hoạt VNĐ kinh doanh xổ số |
15 |
Trên đây là những thông tin cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt là gì mà quý khách hàng cần biết. Hy vọng rằng, nó sẽ mang đến những sự hữu ích cho quý khách. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ thì vui lòng liên hệ ngay cho Trí Luật qua hotline (028) 7304 5969 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!