Lãi gộp và lãi ròng là 2 thuật ngữ quen thuộc được xuất hiện nhiều trong các báo cáo kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Do đó, để hiểu rõ, chúng ta sẽ phân biệt dựa theo các tiêu chí về khái niệm, công thức tính, ý nghĩa,...
Lãi ròng và lãi gộp
Lãi gộp và lãi ròng là gì?
Lãi gộp
Lãi gộp (Gross Profit hay lợi nhuận gộp) là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất, bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Đây là thước đo mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động và vật tư sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Đồng thời, nó là con số quan trọng giúp đánh giá được khả năng sinh lời và hoạt động tài chính của một doanh nghiệp.
Tùy vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp cùng với cách thức sản xuất, giá trị lãi gộp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu tiến hành thu mua như chi phí vận chuyển trên thực tế.
- Chi phí thanh toán lương cho công nhân.
- Chi phí vận chuyển và chi phí nhập kho.
- Hao hụt chi phí trong công đoạn sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Lãi ròng
Lãi ròng là số tiền mà doanh nghiệp của bạn thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, thuế và lãi vay trong một khoảng thời gian nhất định. Nó giúp bạn xác định chính xác sức khỏe tài chính và cho thấy doanh nghiệp của bạn có thể kiếm được nhiều hơn những gì nó chi tiêu hay không.
Lãi ròng có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đó là:
- Chi phí hoạt động của doanh nghiệp
- Giá gốc sản phẩm và dịch vụ
- Thuế thu nhập của công ty
Lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng
*** Thông tin thêm: Chi phí tài chính gồm những gì?
Lãi gộp và lãi ròng có ý nghĩa gì?
Như đã đề cập trước đó, lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp là các thông số quan trọng giúp đánh giá tình hình tài chính tổng thể của một doanh nghiệp.
Về lợi nhuận ròng
- Giúp các nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư. Nếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lãi ròng bền vững thì sẽ đảm bảo được khả năng thu lợi nhuận cao thay vì thua lỗ.
- Với những công ty có chỉ số này cao sẽ dễ dàng vay nợ hơn vì có khả năng hoàn trả khoản vay.
- Giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao tình hình lợi nhuận sau thuế của mình và từ đó lên kế hoạch để thu về nhiều doanh thu hơn.
Về ý nghĩa của lợi nhuận gộp
- Giúp đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Để qua đó, người quản lý có được cái nhìn cụ thể về chiến lược, mô hình kinh doanh và đưa ra được định hướng giúp công ty làm việc hiệu quả hơn.
- Đánh giá lĩnh vực kinh doanh. Khi chỉ số này tăng cho thấy nhu cầu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ này sẽ tăng cao và ngược lại.
- Đánh giá được đối thủ cùng lĩnh vực. Nếu doanh nghiệp của bạn có chỉ số lãi gộp thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh thì cho thấy hoạt động kinh doanh của bạn chưa đạt hiệu quả.
Lãi ròng và lãi gộp có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Cách tính lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận gộp
Trong đó:
- Giá vốn hàng bán: Toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất hàng hóa gồm: chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung, chi phí mua nguyên vật liệu,... hoặc là tổng giá trị hàng hóa mua vào, chi phí mua hàng (đối với thương mại).
- Doanh thu thuần: Tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu.
- Các khoản giảm trừ: Bao gồm: thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng trả lại, chiết khấu,....
Công thức tính lợi nhuận ròng
Công thức tính lợi nhuận ròng
Trong đó:
- Tổng doanh thu: Khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán sản phẩm đến cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, doanh thu khác.
- Tổng chi phí: Các khoản chi phí dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi phí khác.
- Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và các loại lợi nhuận khác trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
*** Đừng bỏ qua: Chi phí trả trước
Doanh nghiệp cần làm gì để tăng lãi ròng?
Làm sao để tăng lãi ròng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Do đó, để tăng lãi ròng nhanh chóng, các doanh nghiệp cần tập trung vào hai yếu tố chính là chất lượng của nhân viên và quy mô kinh doanh sản xuất.
Việc nâng cao chất lượng và tay nghề của nhân viên sẽ tạo nên những sản phẩm kinh tế nhiều giá trị thặng dư và mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, việc chú ý mở rộng thị trường, mở rộng tệp khách hàng, tăng số lượng nhân viên, tăng quy mô sản xuất cũng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm đến với khách hàng hơn.
Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào để gia tăng sản xuất và năng suất. Đồng thời, những phương án kinh doanh đúng đắn và luôn có kế hoạch dự phòng với các rủi ro là điều cần thiết để doanh nghiệp bền vững vì khi tổng thu nhập của doanh nghiệp tăng thì đồng nghĩa lãi ròng sẽ tăng.
Các chỉ số lợi nhuận mà nhà quản trị cần biết
Bên cạnh các lãi gộp và lãi ròng, một số tỷ số lợi nhuận khác cũng quan trọng không kém mà nhà quản trị cần nắm. Cụ thể:
- Tỷ suất lợi nhuận gộp: Đây là phần trăm doanh thu được tạo ra lớn hơn giá gốc của sản phẩm. Để tính toán tỷ lệ này, bạn hãy lấy tổng lợi nhuận chia cho doanh thu và nhân kết quả với 100.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng: Đây là tỷ lệ lãi ròng trên tổng doanh thu được biểu thị bằng phần trăm. Để tính chỉ số này bạn hãy chia thu nhập ròng cho tổng doanh thu và nhân kết quả với 100.
- Lợi nhuận hoạt động: Lợi nhuận hoạt động hay còn được gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) giúp xác định tính hiệu quả tài chính của một công ty. Để tính chỉ số này, bạn hãy trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, bao gồm các chi phí chung cư như tiền thuê, bảo hiểm, tiếp thị, lương công ty,...
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn, bạn phần nào đã biết thêm về lãi gộp và lãi ròng là gì hay những công thức liên quan đến cách tính. Qua đó, đánh giá được sự khác biệt và tương đồng giữa chúng. Nếu đang có nhu cầu cần được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về pháp lý, vui lòng liên hệ ngay cho Trí Luật qua hotline (028) 7304 5969.