Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty, chủ sở hữu cần thực hiện rất nhiều thủ tục khác nhau. Trong đó, khai thuế là việc làm cần thiết và bắt buộc. Vậy hồ sơ khai thuế ban đầu gồm những gì? Hãy cùng Trí Luật tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay sau đây nhé!
Thủ tục, hồ sơ khai thuế ban đầu
Kê khai thuế ban đầu là gì?
Kê khai thuế ban đầu là việc mà các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiến hành kê khai và thông báo với Cơ quan Thuế lần đầu tiên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về phương pháp khấu hao tài sản, chế độ kế toán và các thủ tục khác về thuế. Nhằm qua đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện đúng các hoạt động kê khai, quyết toán, nộp thuế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh.
Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 31 của Luật Quản lý thuế 2019, hồ sơ đăng ký thuế ban đầu cho doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
1. Trường hợp người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế cùng lúc với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã thì hồ sơ đăng ký thuế ban đầu chính là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng kinh doanh, đăng ký hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với Cơ quan Thuế thì hồ sơ thuế ban đầu sẽ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế.
- Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập hoặc các loại giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực.
- Các giấy tờ khác có liên quan.
3. Người nộp thuế là hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với Cơ quan Thuế thì hồ sơ kê khai thuế ban đầu bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế.
- Bản sao giấy quyết định thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc những giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực.
- Các loại giấy tờ có liên quan khác.
4. Việc kết nối thông tin giữa Cơ quan Thuế và cơ quan quản lý nhà nước để nhận hồ sơ đăng ký thuế ban đầu và cấp mã số thuế theo cơ chế một cửa liên thông qua cổng thông tin điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế 2019
*** Có thể bạn đang tìm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu ở đâu?
Theo Điều 32 của Luật Quản lý thuế 2019, địa điểm nộp hồ sơ thuế ban đầu được quy định cụ thể như sau:
1. Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế ban đầu là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với Cơ quan Thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu được quy định cụ thể như sau:
- Cá nhân, hộ, tổ chức kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký khai thuế lần đầu tại cơ quan nơi cá nhân, hộ, tổ chức kinh doanh đó có trụ sở.
- Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp của cá nhân, tổ chức đó.
- Cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh thì nộp hồ sơ thuế ban đầu tại Cơ quan Thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký tạm trú hoặc đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc là nơi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
3. Cá nhân ủy quyền cho cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho bản thân và người phụ thuộc nộp hồ sơ đăng ký thuế thông qua cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập. Cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp và nộp hồ sơ đăng ký thuế thay cho cá nhân đến Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp cá nhân, tổ chức chi trả đó.
Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại Cơ quan Thuế
*** Mời bạn xem thêm: Cách nộp tờ khai thuế điện tử qua mạng
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ban đầu được quy định như thế nào?
Tại Điều 33 của Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn đăng ký thuế lần đầu được nêu rõ như sau:
1. Người nộp thuế đăng ký cùng thời điểm với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với Cơ quan Thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc, được tính từ ngày sau đây:
- Ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập.
- Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với các tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc cá nhân, hộ kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay, tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng và văn bản hợp tác kinh doanh.
- Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ thuộc nước ngoài kê khai hình thức nộp thuế trực tiếp với Cơ quan Thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí.
- Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
- Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
3. Cá nhân, tổ chức thực hiện chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập với thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ban đầu của doanh nghiệp
Phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế
Căn cứ theo Điều 13 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quy định về việc xử phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế ban đầu được cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm | Mức phạt |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1 - 5 ngày và có tính tiết giảm nhẹ | Phạt cảnh cáo |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1 - 60 ngày | Phạt tiền từ 5 - 8 triệu đồng |
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 - 90 ngày theo quy định. - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 91 ngày và không phát sinh số thuế phải nộp. - Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. - Không nộp các phụ lục kèm theo quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết trong hồ sơ quyết toán thuế TNDN. |
Phạt tiền từ 8 - 15 triệu đồng |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày theo quy định, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước. | Phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng |
Quy trình, thủ tục kê khai thuế ban đầu
Để giúp quý khách hàng thuận lợi và tránh được những rủi ro trong việc khai thuế, Trí Luật sẽ hướng dẫn thủ tục kê khai thuế ban đầu cho công ty mới thành lập như sau:
Bước 1: Mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số
Sau khi nhận được Giấy pháp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số cho doanh nghiệp để kê khai qua mạng điện tử và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nhanh chóng.
Bước 2: Lựa chọn hình thức kế toán và phương pháp khấu hao tài sản cố định
Tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC có quy định cụ thể như sau: Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về thời hạn và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Thông tư này. Và thực hiện thông báo đến các Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp trước khi bắt đầu thực hiện.
Ngoài ra, tùy theo quy mô hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức kế toán phù hợp:
- Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn thì áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TTBTC.
- Đối với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh siêu nhỏ, vừa và nhỏ thì áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TTBTC.
Việc chuẩn bị hồ sơ khai thuế ban đầu khá phức tạp và đòi hỏi người thực hiện cần nắm rõ từng bước, từng giai đoạn. Do đó, để tránh những trường hợp sai sót, chậm trễ và dẫn đến những tổn thất không đáng có, quý khách hàng hãy liên hệ đến Trí Luật để được hỗ trợ với mức giá cạnh tranh cùng dịch vụ chất lượng cao nhất.