Cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào là vấn đề đang thu hút được nhiều sự quan tâm. Vì đây là khoản có liên quan trực tiếp với tiền công và tiền lương của người lao động. Đồng thời, nó cũng là một trong những loại thuế quan trọng và có đóng góp không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Tuy nhiên, theo nhiều người thì cách tính thuế khá phức tạp và khó hiểu. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn các công thức tính thuế TNCN đơn giản và dễ hiểu nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

 

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đơn giản

Thuế thu nhập cá nhân

 

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền được trích từ một phần tiền lương, tiền công hoặc từ các nguồn thu nhập khác và nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân không áp dụng vào những cá nhân có thu nhập thấp.

Đối tượng được áp dụng tính thuế TNCN

Theo Điều 2 của Luật, thuế TNCN sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định về đối tượng được áp dụng tính thuế bao gồm 2 nhóm chính như sau:

Cá nhân cư trú

Cá nhân cư trú là cá nhân có mặt tại Việt nam ít nhất từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoăc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 01 ngày. Hoặc có nơi ở hoặc nhà thuê để ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về cư trú, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Cá nhân cư trú có 02 trường hợp áp dụng tính thuế TNCN là:

  • Cá nhân ký hợp đồng lao động tại một đơn vị từ 03 tháng trở lên
  • Cá nhân ký hợp đồng lao động tại một đơn vị dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.

Cá nhân không cư trú

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của cá nhân cư trú. Thông thường, cá nhân không cư trú là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

 

Đối tượng tính thuế thu nhập cá nhân

Đối tượng được áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân

 

*** Thông tin thêm: Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc

Công thức thuế thu nhập cá nhân

Mỗi đối tượng cá nhân cư trú hay không cư trú sẽ có cách tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể khác nhau. Tiếp theo bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn các công thức tính thuế TNCN tương ứng với từng trường hợp theo quy định mới nhất hiện nay.

Đối với cá nhân cư trú

Công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân cho đối tượng cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế

Công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp động lao động như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10%  x Tổng thu nhập trước khi trả

Đối với cá nhân không cư trú

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 tại Thông tư 111/2013/TT-BTC, quy định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với cá nhân không cư trú được tính dựa theo công thức như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Để rõ hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thông qua các bước như sau:

  • Bước 1: Tỉnh tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc từ các nguồn khác nhận được.
  • Bước 2: Tính tổng các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có) từ tiền lương, tiền công.

Các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm: tiền phụ cấp ăn, trang phục, điện thoại theo quy định của công ty, tiền làm thêm giờ được trả cao hơn so với làm việc bàn ngày, giờ hành chính.

  • Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế
  • Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:

- Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/ tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm). Còn mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng/người.

- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện

- Các khoản đóng góp từ thiện, bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, nhân đạo và khuyến học

  • Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần như bảng sau:

 

Bảng tính thuế thu nhập cá nhân

Bảng biểu thuế lũy tiến từng phần

 

  • Bước 6: Áp dụng công thức tính thuế thu nhập cá nhân cần nộp

 

Như vậy, khi biết được số “Thu nhập tính thuế” và “Thuế suất”, bạn có thể tiến hành tính thuế TNCN cần nộp theo 2 phương pháp như sau:

  1. Phương pháp lũy tiến: Tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế và sau đó cộng lại theo bảng thuế lũy tiến.
  2. Phương pháp rút gọn: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp bằng cách áp dụng bảng dưới đây.

 

Ví dụ về bảng tính thuế thu nhập cá nhân

Bảng tính thuế thu nhập cá nhân

 

*** Tham khảo: Quyết toán thuế TNCN

Ví dụ tính thuế thu nhập cá nhân

Để giúp bạn hiểu hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp và phòng trừ các trường hợp nộp thiếu hoặc nộp dư. Sau đây, chúng tôi sẽ minh họa về cách tính này thông qua một ví dụ như sau:

 

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Ví dụ cách tính thuế thu nhập cá nhân

Giả sử, bà Hồng (34 tuổi) đang sống và làm việc tại Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh. Bà đã ký hợp đồng lao động và làm việc tại công ty A từ tháng 6/2021. Trong tháng 8/2022 vừa rồi, bà Hồng có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công là 20.200.000 VNĐ.

 

Trong đó:

  • Lương cơ bản (lương tham gia BH) là 7.000.000
  • Tiền ăn: 800.000
  • Tiền hỗ trợ điện thoại: 1.000.000
  • Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại: 3.000.000
  • Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ: 4.400.000
  • Tiền thưởng là 4.000.000
  • Các khoản BH phải đóng là 9,5% (BHXH: 7%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%) trên mức lương tham gia BT là = 7.000.000 x 9,5% = 665.000
  • Chị Hồng có nuôi 1 con nhỏ (đã đăng ký giảm trừ gia cảnh)

 

Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho chị Hồng cụ thể như sau:

Theo như thông tin thì đến hiện nay, bà Hồng đã ký hợp đồng và làm việc tại công ty A đã hơn 13 tháng => Thỏa điều kiện là cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động tại một đơn vị từ 03 tháng trở lên => Áp dụng công thức tính thuế TNCN phải nộp là:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

  1. Thu nhập chịu thuế = 20.200.000 - (800.000 + 1.000.000) = 18.400.000
  2. Thu nhập tính thuế TNCN = 18.400.000 - (11.000.000 + 4.400.000 + 665.000) = 2.335.000

Từ (1) và (2) suy ra, thuế TNCN chị Hồng phải nộp là:

  • Cách 1: Thuế TNCN phải nộp = 0 trđ + 5% TNTT = 0 + (5% x 2.335.000) = 116.750
  • Cách 2: Thuế TNCN phải nộp = 5%TNTT = 5% x 2.335.000 = 116.750

 

Như vậy, trong bài viết này, TRÍ LUẬT đã gửi đến bạn những thông tin và cách tính thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định mới nhất hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu bạn có nhu cầu hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline (028) 7304 5969 để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé!

 

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THÙY TRƯNG
    0909.911.028
  0909.911.028
2) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
    0909.211.836
  0909.211.836
3) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
    0909.921.836
   0909.921.836
4) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
    0902.486.836 
  0902.486.836
5) LÊ THỊ THANH HIỀN  
    0919.600.836 
  0919.600.836
6) NGUYỄN THANH TRỊ
    0919.930.836
  0919.930.836

______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
   
0909.1838.36

  0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN

  0919.941.836
  0919.941.836
______________________