Khấu hao tài sản cố định là một nghiệp vụ kế toán rất quan trọng được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cần tuân theo các quy định của Nhà nước. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm cách tính khấu hao tài sản cố định sao cho đúng và chuẩn nhất. Hiểu được điều đó, dưới đây, TRÍ LUẬT sẽ giới thiệu đến bạn 3 phương pháp tính khấu hao tài sản cố định phổ biến nhất hiện nay. Xem ngay nhé!

 

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Giá trị của các tài sản cố định sẽ bị giảm dần sau khi đưa vào hoạt động do hao mòn trong quá trình sử dụng hay sự tiến bộ về mặt công nghệ - kỹ thuật. Khi đó, khấu hao tài sản cố định có thể hiểu là việc định giá và phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định sau một thời gian sử dụng.

 

Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là gì?

 

Thông thường, để tính khấu hao tài sản cố định, có 2 vấn đề cần được xác định:

  • Tình trạng của tài sản cố định (mới hay đã qua sử dụng).
  • Thời gian trích khấu hao tài sản cố định (thời điểm bắt đầu thường tính từ thời gian đưa tài sản vào sử dụng, thời gian trích khấu hao doanh nghiệp có thể chủ động quyết định nhưng phải dựa trên khung thời gian trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính và thông báo cho cơ quan Thuế biết về tình trạng, thời điểm tính khấu hao).

Mục đích của tính khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và hạch toán nói riêng, trích khấu hao tài sản cố định là một yếu tố rất quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không được bỏ qua với những mục đích sau đây:

  • Là cách hiệu quả để doanh nghiệp duy trì tối ưu nguồn vốn ràng buộc.
  • Giúp thu hồi toàn bộ vốn đã đầu tư khi tài sản hết thời hạn sử dụng.
  • Góp phần xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Là cơ sở quan trọng cho hoạt động đầu tư, nhân bản.

 

Tính khấu hao tài sản cố định

Mục đích tính chi phí khấu hao tài sản cố định

 

==> Tìm hiểu thêm: Vốn pháp định là gì?

Chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào khung thời gian nào?

Khung thời gian khấu hao tài sản cố định được quy định như sau:

  • Đối với những tài sản cố định mới, doanh nghiệp phải sử dụng thời gian trích khấu hao được quy định tại Phụ lục I được ban hành kèm thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính (tham khảo thông tin chi tiết bên dưới).
  • Đối với tài sản vô hình, doanh nghiệp có quyền tự quyết định về khung thời gian trích khấu hao.
  • Tài sản vô hình là quyền sử dụng đất hay thuê đất có thời hạn thì thời gian khấu hao là thời gian cho phép sử dụng tài sản.
  • Tài sản vô hình là quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng và quyền sở hữu công nghiệp thì thời gian trích khấu hao là thời gian bảo hộ được thể hiện trong văn bằng.

Dưới đây là khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC:

PHỤ LỤC I - KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

 

Cách tính khấu hao tài sản cố định

Cách tính khấu hao tài sản cố định

Các cách tính khấu hao tài sản cố định

Tính khấu hao tài sản cố định bằng phương pháp đường thẳng

Với phương pháp đường thẳng, chi phí khấu hao tài sản cố định được tính theo mức ổn định hằng năm trong suốt thời gian sử dụng, tức là giá trị mỗi năm sẽ như nhau. Đây được xem là cách tính đơn giản nhất mà nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn.

 

Công thức tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng:

Theo năm:

 

Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định / Thời gian trích khấu hao

 

Theo tháng:

 

Giá trị khấu hao hàng tháng = Giá trị khấu hao hàng năm / 12

 

*** Nếu tài sản cố định mua về dùng ngay trong tháng:

 

Giá trị khấu hao theo tháng phát sinh = (Mức trích khấu hao theo tháng / Tổng số ngày của tháng phát sinh) * Số ngày sử dụng trong tháng

 

*** Lưu ý: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng phát sinh - Ngày bắt đầu sử dụng tài sản + 1

 

Ví dụ minh họa:

 

Ngày 10/06/2022, công ty A có mua 1 chiếc máy gia công sản phẩm ngành dệt với giá 50.000.000 đồng, được chiết khấu 2% và miễn phí vận chuyển. Máy mua về và được sử dụng ngay. Cách tính khấu hao tài sản cố định như sau:

 

Nguyên giá của máy: 50.000.000 - (50.000.000 *2%) = 49.000.000 đồng

Máy có khung thời gian trích khấu hao từ 10 - 15 năm (theo Phụ lục I). Chọn 10 năm.

  • Giá trị khấu hao hàng năm: 49.000.000 / 10 = 4.900.000 đồng
  • Giá trị khấu hao hàng tháng: 4.900.000 / 12 = 408.333 đồng
  • Giá trị khấu hao trong tháng 6: (408.333 / 30) * 21 = 285.833 đồng

Tính khấu hao tài sản cố định bằng phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh

Đây là cách tính hao mòn tài sản cố định thường được áp dụng đối với các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi liên tục, phát triển nhanh chóng, hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó, tài sản cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Là tài sản mới 100%.
  • Là các loại thiết bị, dụng cụ, máy móc đảm nhiệm đo lường thí nghiệm.

 

Công thức tính khấu hao tài sản cố định hàng năm:

 

Giá trị khấu hao hằng năm = Giá trị còn lại của tài sản cố định * Tỷ lệ khấu hao nhanh

 

Trong đó:

 

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo PP đường thẳng * Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo PP đường thẳng (đơn vị %) = (1 / Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định) * 100

 

Quy định về hệ số điều chỉnh:

  • Thời gian trích khấu hao nhỏ hơn hoặc bằng 4 năm ⇒ Hệ số 1.5
  • Thời gian trích khấu hao từ 4 đến 6 năm ⇒ Hệ số 2
  • Thời gian trích khấu hao lớn hơn 6 năm ⇒ Hệ số 2.5

 

*** Lưu ý: Ở những năm cuối của khung thời gian khấu hao, nếu giá trị khấu hao bằng hoặc nhỏ hơn giá trị khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại tài sản thì kể từ năm đó, giá trị khấu hao sẽ được tính bằng giá trị còn lại chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản.

 

Ví dụ minh họa:

 

Công ty B mua một thiết bị đo lường có nguyên giá 30.000.000 đồng với thời gian sử dụng là 3 năm. Cách tính khấu hao tài sản cố định bằng phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

 

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo PP đường thẳng: (1 /3) * 100 = 33.33%

Tỷ lệ khấu hao nhanh: 33.33% * 1.5 = 50%

 

Bảng tính khấu hao tài sản cố định qua từng năm:

 

Năm

Giá trị còn lại đầu năm (đồng)

Giá trị khấu hao hàng năm (đồng)

Giá trị khấu hao lũy kế cuối năm (đồng)

1

30.000.000

30.000.000 * 50% = 15.000.000

15.000.000

2

15.000.000

15.000.000 * 50% = 7.500.000

22.500.000

3

7.500.000

7.500.000

30.000.000

Tính khấu hao tài sản cố định bằng phương pháp số lượng, khối lượng sản phẩm

Để thực hiện tính chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp này, tài sản cố định phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Liên quan trực tiếp đến công tác sản xuất sản phẩm.
  • Phải xác định được tổng số lượng sản phẩm, khối lượng sản phẩm được tạo ra từ tài sản cố định đó.
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn công suất thiết kế.

 

Công thức tính khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

 

Giá trị khấu hao hàng tháng/năm = Số sản phẩm được sản xuất trong tháng/năm * Giá trị trích khấu hao bình quân cho một sản phẩm

 

Trong đó:

 

Giá trị trích khấu hao bình quân cho một sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định / số lượng theo công suất thiết kế

 

Ví dụ minh họa:

 

Công ty C mua 1 máy cắt gỗ với giá 200.000.000 đồng (chưa thuế GTGT). Công suất thiết kế là 20m/phút. Sản lượng theo công suất thiết kế là 2.000.000m. Khối lượng sản phẩm đạt được tại các tháng ở năm thứ nhất sử dụng máy lần lượt là 15.000; 24.000; 15.000; 17.000; 18.000; 12.000; 13.000; 12.000; 24.000; 20.000; 16.000; 19.000 (m). Mức khấu hao tài sản cố định được tính như sau:

 

Giá trị trích khấu hao bình quân cho 1m gỗ = 200.000.000 / 2.000.000 = 100 đồng/m

 

Bảng tính khấu hao tài sản cố định hàng tháng:

 

Tháng

Giá trị khấu hao tháng

1

15.000 * 100 = 1.500.000 đồng

2

24.000 * 100 = 2.400.000 đồng

3

15.000 * 100 = 1.500.000 đồng

4

17.000 * 100 = 1.700.000 đồng

5

18.000 * 100 = 1.800.000 đồng

6

12.000 * 100 = 1.200.000 đồng

7

13.000 * 100 = 1.300.000 đồng

8

12.000 * 100 = 1.200.000 đồng

9

24.000 * 100 = 2.400.000 đồng

10

20.000 * 100 = 2.000.000 đồng

11

16.000 * 100 = 1.600.000 đồng

12

19.000 * 100 = 1.900.000 đồng

 

*** Đừng bỏ qua: Cách tính thuế giá trị gia tăng

 

Chúng tôi tin rằng, với những kiến thức được cung cấp trên đây cùng ví dụ minh họa cụ thể, bạn sẽ hiểu và chọn được cách tính khấu hao tài sản cố định phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong trường hợp chưa rõ thông tin nào, đừng quên liên lạc với TRÍ LUẬT để được giải đáp chi tiết thông qua hình thức chat trực tiếp trên website hay gọi hotline (028) 7304 5969. Xin cảm ơn!

 

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THÙY TRƯNG
    0909.911.028
  0909.911.028
2) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
    0909.211.836
  0909.211.836
3) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
    0909.921.836
   0909.921.836
4) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
    0902.486.836 
  0902.486.836
5) LÊ THỊ THANH HIỀN  
    0919.600.836 
  0919.600.836
6) NGUYỄN THANH TRỊ
    0919.930.836
  0919.930.836

______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
   
0909.1838.36

  0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN

  0919.941.836
  0919.941.836
______________________