Vốn là một phần không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp, trong đó vốn pháp định là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy vốn pháp định là gì? So với vốn điều lệ thì nó có khác biệt gì? Ngay trong bài biết sau đây, triluat.com sẽ giúp quý khách hàng giải đáp những thắc mắc chi tiết về vốn pháp định. Hãy cùng theo dõi nhé!

 

Khái niệm vốn pháp định là gì

Vốn pháp định là gì?

 

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định trong tiếng Anh có nghĩa là Legal Capital. Đây là loại nguồn vốn tối thiểu mà bạn cần phải để có thể đăng ký thành lập một doanh nghiệp và nó được Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh sẽ có quy định khác nhau về mức vốn pháp định.

Đặc điểm của vốn pháp định

Để nhận biết nguồn vốn pháp định như thế nào thì bạn có thể dựa vào các đặc điểm cơ bản như sau:

  • Phạm vi hoạt động: Nguồn vốn pháp định không áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. Do đó, mỗi ngành nghề khác nhau sẽ tương ứng với mức vốn pháp định khác nhau được quy định tại các văn bản chuyên ngành.
  • Đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh như cá nhân, hộ kinh doanh gia đình, tổ chức, tổ hợp tác, pháp nhân,...
  • Ý nghĩa pháp lý: Nguồn vốn pháp định được quy định cụ thể nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp có thể thực hiện và tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt hơn sau khi thành lập. Qua đó, tránh và phòng ngừa được những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình kinh doanh.
  • Vốn pháp định khác với vốn góp của các chủ sở hữu khác và vốn kinh doanh: Theo quy định của pháp luật thì nguồn vốn pháp định thường nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ được hiểu là tổng số tiền hoặc giá trị tài sản mà các thành viên, cổ đông đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp và được ghi nhận trong Giấy đề nghị thành lập công ty. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty.

Bạn có thể tìm hiểu thêm chi tiết về đặc điểm của vốn điều lệ.

Vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ là tổng tài sản các thành viên, cổ đông đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ

Vốn điều lệ và vốn pháp định là 2 loại vốn ban đầu mà công ty cần phải góp vào kinh doanh. Tưởng như giống nhau nhưng chúng lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Do đó, để phân biệt rõ hơn, bạn hãy cùng chúng tôi so sánh thông qua các tiêu chí như sau nhé!

 

Tiêu chí

Vốn pháp định

Vốn điều lệ

Quy định về mức vốn pháp định

Được quy định về mức vốn tối thiểu đối với từng ngành nghề khác nhau.

Không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa và tối thiểu. Tuy nhiên, bạn cần phải đăng ký khi tiền hành thành lập doanh nghiệp.

Sự thay đổi mức vốn

Vốn pháp định mang tính chất cố định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Chỉ cần bạn đăng ký là có thể hoạt động kinh doanh bình thường hoặc cần thiết trong một số trường hợp cần phải ký quỹ.

Doanh nghiệp có thể đăng ký thay đổi tăng/giảm khi có nhu cầu trong suốt quá trình hoạt động.

Quy định về vốn

Vốn pháp định phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với các ngành nghề có điều kiện.

Đối với các thành viên trong công ty cổ phần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về phần vốn góp của mình và hướng cổ tức trên phần vốn góp tương ứng.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ phải cao hơn vốn pháp định.

Thời hạn

Phải đáp ứng đủ nguồn vốn khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.

Các thành viên, chủ sở hữu phải thực hiện góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký.

Văn bản quy định

Có trong các văn bản chuyên ngành hoặc các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành.

Số vốn góp của các thành viên được ghi rõ trong Điều lệ công ty.

Quy định về vốn pháp định hiện nay

Vốn pháp định tại Việt Nam được xác định tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Cụ thể như sau:

Quy định về vốn pháp định của công ty, doanh nghiệp đa cấp

Đối với doanh nghiệp đa cấp, khi đăng ký hoạt động kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp.
  • Có vốn pháp định theo đúng quy định.
  • Hàng hóa kinh doanh phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
  • Có đầy đủ quy tắc hoạt động, chương trình đào cơ bản, chương trình trả thưởng không trái với quy định của pháp luật.
  • Cá nhân từng hoạt động lại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp không được trở thành thành viên hợp danh, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên của công ty TNHH hay cổ đông sáng lập CTCP.
  • Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa có điều kiện.

Quy định về vốn pháp định

Quy định về vốn pháp định của công ty đa cấp

 

*** Xem thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định

 

Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm vốn pháp định là gì cùng các tiêu chí phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định. Hy vọng rằng, nó sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong việc phòng tránh các rủi ro pháp lý. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline (028) 7304 5969 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

 

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THÙY TRƯNG
    0909.911.028
  0909.911.028
2) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
    0909.211.836
  0909.211.836
3) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
    0909.921.836
   0909.921.836
4) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
    0902.486.836 
  0902.486.836
5) LÊ THỊ THANH HIỀN  
    0919.600.836 
  0919.600.836
6) NGUYỄN THANH TRỊ
    0919.930.836
  0919.930.836

______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
   
0909.1838.36

  0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN

  0919.941.836
  0919.941.836
______________________