Thuế giá trị gia tăng được xem là thuế tiêu dùng thông thường đánh vào đa số các loại hàng hóa, dịch vụ đang lưu thông trên thị trường nội địa hiện nay. Có 2 phương pháp tính thuế chủ yếu được nhiều cơ sở kinh doanh áp dụng là trực tiếp và khấu trừ. Để hiểu hơn về vấn đề này, dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các cách tính thuế VAT chi tiết nhất và ví dụ minh họa cụ thể cho từng trường hợp. Cùng đón xem!

 

Cách tính thuế vat mới nhất

Cách tính thuế giá trị gia tăng

 

Quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Tại Điều 2, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 có đề cập đến khái niệm thuế giá trị gia tăng như sau:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Từ đó, có thể hiểu rằng, thuế giá trị gia tăng (GTGT hay VAT) được tính dựa trên phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ chứ không phải là toàn bộ giá trị.

Nhiều người thường nhầm lẫn thuế GTGT là thuế do các tổ chức kinh doanh phải chịu và nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, thực chất loại thuế này sẽ được cộng trực tiếp vào giá trị hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng sẽ là người chi trả. Các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thu và trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Do đó, thuế GTGT được xếp vào loại thuế gián thu.

4 đặc điểm của thuế GTGT

Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu

Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Đơn vị nộp thuế vào ngân sách Nhà nước là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa dịch vụ.

Thứ hai, thuế GTGT nhiều giai đoạn không trùng lặp nhau

Loại thuế này đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển sản phẩm từ sản xuất cho đến tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của chính giai đoạn đó, không trùng lặp với các giai đoạn trước. Do đó, tổng số thuế GTGT thu được khi sản phẩm, dịch vụ trải qua tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán do người tiêu dùng chịu.

Thứ ba, đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến

Các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng nội địa đều thuộc danh sách đánh thuế GTGT cho dù được tạo ra trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.

Thứ tư, thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng

Là loại thuế tiêu dùng thông thường, thuế GTGT đánh vào hầu hết mọi loại hàng hóa, dịch vụ.

 

Cách tính thuế giá trị gia tăng chi tiết

Đặc điểm của thuế GTGT

 

*** Tham khảo: Thuế môn bài 

Vai trò của thuế GTGT

  • Điều tiết thu nhập của các cá nhân, tổ chức tiêu dùng những loại hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế.
  • Cung cấp nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách Nhà nước.
  • Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
  • Khuyến khích chuyên môn hóa, tăng cường đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm (do việc khấu trừ thuế đầu vào).

Mức thuế suất thuế GTGT cần đóng

Mức thuế suất

Đối tượng

0%

  • Các dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế;
  • Mặt hàng xuất khẩu hoặc được coi là xuất khẩu;
  • Một số dịch vụ khi xuất khẩu không phải chịu thuế GTGT theo quy định.

5%

  • Nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt;
  • Quặng để sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, chất kích thích tăng trưởng trong nông nghiệp;
  • Các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chưa qua chế biến, sản xuất thành thành phẩm hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản chưa đến trực tiếp người tiêu dùng mà có qua trung gian;
  • Lâm sản, thực phẩm tươi sống chưa chế biến ở khâu thương mại, ngoại trừ măng, gỗ và một số sản phẩm khác theo quy định;
  • Mủ cao su sơ chế;
  • Đường và phụ phẩm của đường (bã bùn, bã mía, rỉ đường);
  • Các sản phẩm được sản xuất bằng thủ công, nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp;
  • Thiết bị, dụng cụ y tế chịu thuế mức 5% được xác nhận của bộ Y tế;
  • Đồ dùng giảng dạy, học tập;
  • Đồ chơi trẻ em hay một số loại sách (trừ các loại không chịu thuế GTGT)...

10%

Các đối tượng hàng hóa, dịch vụ không nằm trong 2 mức thuế suất trên.

 

Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Thuế suất thuế GTGT

Cách tính thuế VAT hiện hành

Công thức tính thuế giá trị gia tăng tổng quát

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá tính thuế giá trị gia tăng * Thuế suất

 

Ví dụ minh họa:

Hàng hóa A có giá bán không bao gồm thuế GTGT là 1 triệu đồng.

Mức thuế suất phải chịu: 10%

⇒ Cách tính thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT = 1 triệu * 10% = 0.1 triệu đồng.

Thời điểm xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng

Thời điểm xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với các lĩnh vực như sau:

  • Bán hàng hóa: Thời điểm giao hàng hóa cho người mua dù đã thu tiền hay chưa thu tiền.
  • Cung ứng dịch vụ: Nghiệm thu đã hoàn thành việc cung ứng hay thời điểm khách hàng ứng trước (nghĩa vụ thuế sẽ phát sinh tại thời điểm nào xảy ra trước).
  • Thi công lắp đặt, xây dựng: Nghiệm thu, bàn giao công trình, hoàn tất tất cả các hạng mục được thể hiện trên hợp đồng dù đã thu tiền hay chưa.
  • Hàng hóa nhập khẩu: Thời điểm làm thủ tục tờ khai hải quan.

Phương pháp tính thuế GTGT phải nộp

Cách tính thuế gtgt phải nộp

Phương pháp tính thuế GTGT

Phương pháp khấu trừ

Đối tượng áp dụng

Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ

  • Cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán theo quy định.
  • Doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên.

Chú ý: Các trường hợp cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm nhưng thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ thì vẫn được phép áp dụng.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng:

Thuế GTGT cần nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

*** Trong đó:

  • Thuế GTGT đầu ra: Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra trong kỳ tính thuế được thể hiện trên hóa đơn GTGT.
  • Thuế GTGT đầu vào: Tổng số thuế GTGT được ghi trên hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh; số thuế GTGT ghi trên giấy nộp tiền thuế GTGT nhập khẩu của hàng nhập khẩu hay giấy nộp tiền thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.

 

Ví dụ minh họa:

Công ty TNHH A vào quý I năm 2022 có tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra thể hiện trên hóa đơn GTGT là 20 triệu đồng, tổng số thuế giá trị gia tăng đầu vào thể hiện trên hóa đơn là 12 triệu đồng.

⇒  Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp quý I năm 2022 = 20 triệu - 12 triệu = 8 triệu đồng.

Phương pháp trực tiếp

Được chia làm 2 loại:

  • Trực tiếp trên GTGT.
  • Trực tiếp trên doanh thu.

 

Cách tính thuế VAT trực tiếp trên GTGT

 

Đối tượng áp dụng

Cách tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

Cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực chế tác, thiết kế, mua, bán vàng/bạc/đá quý.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị gia tăng * Thuế suất

*** Trong đó:

  • Thuế suất: 10%
  • Giá trị gia tăng = Giá bán vàng/bạc/đá quý bán ra cho người tiêu dùng - Giá mua vàng/bạc/đá quý mua vào tương ứng.

 

Ví dụ minh họa:

Một chiếc nhẫn vàng có giá mua vào là 2 triệu đồng, bán ra 4 triệu đồng.

⇒ Số Thuế GTGT phải nộp = (4 - 2) * 10% = 0.2 triệu đồng.

 

Cách tính thuế VAT trực tiếp trên doanh thu

 

Đối tượng áp dụng

Cách tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

  • Cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng (trừ những trường hợp đã tự nguyện đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ);
  • Cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã mới được thành lập (trừ những trường hợp đã đăng ký tự nguyện);
  • Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân;
  • Đơn vị kinh doanh là cá nhân hay hộ kinh doanh;
  • Tổ chức nước ngoài khác không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ chế độ kế toán của Việt Nam (trừ tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, phát triển dầu khí);
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã (trừ khi đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ).

Công thức tính thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu * Tỷ lệ tính thuế

*** Trong đó:

  • Doanh thu: Tổng số tiền cơ sở kinh doanh thực tế thu của khách hàng từ hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, tính luôn cả các khoản phụ thu, phí thu phát sinh thêm.
  • Tỷ lệ tính thuế: Được quy định  như sau:
  • Mua bán hàng hóa, thương mại: 1%.
  • Xây dựng không cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ không kèm hàng hóa: 5%.
  • Xây dựng có cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất, giao thông vận tải, cung ứng dịch vụ có kèm hàng hóa: 3%.
  • Hoạt động khác: 2%.

 

 

Ví dụ minh họa:

Công ty A có tổng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý vào quý II năm 2022 là 200 triệu đồng.

⇒ Cách tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

Số thuế GTGT quý II năm 2022 = 200 * 5% = 10 triệu đồng.

 

Từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, hy vọng rằng bạn đã biết được cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp đúng theo những quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất thông qua hotline (028) 7304 5969. TRÍ LUẬT rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

 

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THANH TRỊ
0919.930.836
2) NGUYỄN THÙY TRƯNG
0919.600.836
3) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
 0909.211.836
4) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
 0909.921.836
5) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
 0902.486.836
6) LÊ THỊ THANH HIỀN  
 0919 600 836
______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN
0919.941.836
______________________