Cách đọc báo cáo tài chính là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu vì qua đó giúp bạn đánh giá được chính xác tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, tiềm năng tài chính và các rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kiến thức này không phải ai cũng biết và áp dụng được. Trong bài viết này, TRÍ LUẬT sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc BCTC cơ bản và nhanh nhất để qua đó nắm được những thông tin cần thiết. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

Cách đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, dòng tiền,... Báo cáo này thường được lặp và công bố định kỳ vào cuối mỗi quý/năm.

Xem thêm bài viết báo cáo tài chính là gì để có cái nhìn rõ nét hơn về khái niệm, mục đích và vai trò của nó như thế nào đối với doanh nghiệp nhé! Qua đó, bạn sẽ biết được vì sao cần đọc hiểu báo cáo tài chính.

Ý nghĩa của việc đọc báo cáo tài chính

Việc biết cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả những người bên ngoài doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Đối với chủ doanh nghiệp: Giúp chủ doanh nghiệp có cách quản lý tốt tình hình tài chính đơn vị của mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
  • Đối với ngân hàng: Qua báo cáo tài chính, các ngân hàng sẽ biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, cơ cấu doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và từ đó có quyết định là nên cho vay hay không.
  • Đối với nhà đầu tư: Tương tự như trên, nhà đầu tư sẽ xác định được tỷ suất sinh lời, mức độ rủi ro để quyết định có nên đầu tư cho doanh nghiệp này hay không.
  • Đối với các cơ quan chức năng: Giúp họ phát hiện rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn sai phạm và đưa ra cách quản lý tốt cho doanh nghiệp.

Vai trò và ý nghĩa cách đọc báo cáo tài chính

Đọc hiểu báo cáo tài chính có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp

Đọc báo cáo tài chính ở đâu?

Các doanh nghiệp bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật chứng khoán năm 2005, mọi công ty đại chúng đều có nghĩa vụ công bố BCTC của mình theo định kỳ hàng quý/năm. Do đó, để tra cứu, xem và đọc báo cáo tài chính của các công ty đại chúng, bạn có thể truy cập vào hệ thống công bố thông tin của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp cho người mới bắt đầu

Để hiểu được các chỉ số tài chính, phân tích nhanh chóng và báo quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, bạn hãy thực hiện cách đọc hiểu báo cáo tài chính theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy thông qua đánh giá của kiểm tra viên

Đây là phần quan trọng mà bạn cần làm đầu tiên trước khi thực hiện cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp vì các số liệu được ghi trên BCTC sẽ không có ý nghĩa nếu như kiểm toán viên chưa chắc chắn về mức độ trung thực và chính xác của nó.

Có 4 mức độ đánh giá để xác định tính trung thực của 1 BCTC:

  • Chấp nhận toàn phần
  • Ngoại trừ
  • Không chấp nhận
  • Từ chối

Nếu kiểm toán viên chất nhập toàn phần thì có nghĩa là BCTC này có tính trung thực và người đọc có thể tin tưởng với các dữ liệu được phân tích tại đây. Đối với BCTC có nhiều sai sót thì kiểm toán viên sẽ đề nghị phía doanh nghiệp chỉnh sửa lại kịp thời. Trường hợp kiểm toán viên từ chối thì bạn nên cân nhắc và lựa chọn loại báo cáo khác.

Kiểm tra độ trung thực của báo cáo tài chính

Kiểm tra độ trung thực của báo cáo tài chính trước khi đọc và phân tích

Bước 2: Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là bảng số liệu quan trọng đầu tiên phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định. Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: nguồn vốn và tài sản. Chúng có mối liên hệ với nhau theo công thức như sau:

Nguồn vốn = Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Trong đó: 

  • Tài sản: Là những thứ thuộc về quyền sở hữu của doanh nghiệp và chúng có khả năng tạo ra lợi ích về mặt kinh tế cho doanh nghiệp đó. Có 2 loại tài sản chính: Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn: Là loại tài sản mà bạn dễ dàng chuyển đổi được sang tiền mặt trong vòng 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm các loại như: tiền, vàng, đất và các tài sản tương đương tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Tài sản dài hạn: Là những tài sản mà doanh nghiệp có dự kiến sử dụng, thay thế hoặc là những khoản thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều năm). Trong đó, tài sản cố định (TSCĐ) là khoản mục quan trọng trong tài sản dài hạn. TSCĐ bao gồm: tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

  • Nợ phải trả: Tương tự như vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cũng là những khoản nằm trong nguồn vốn và nó phản ánh chính xác nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nợ phải trả này thể hiện rõ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với chủ nợ, người lao động, nhà cung cấp, nhà nước,... Có 2 loại nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
  • Vốn chủ sở hữu: Bao gồm vốn góp chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại sau thuế, phát hành cổ phiếu, vốn góp thực tế từ chủ sở hữu, vốn đầu tư, các quỹ đầu tư phát triển,...

 

Mẫu bảng cân đối kế toán

Mẫu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Bước 3: Đọc bảng cân đối kế toán

Cách đọc bảng báo cáo tài chính - cân đối kế toán đúng và nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp theo trình tự như sau:

  • Liệt kê những mục lớn có trong phần Tài sản và Nguồn vốn.
  • Tính toán tỷ trọng của các khoản mục này và xác định sự thay đổi của chúng tại thời điểm báo cáo.
  • Ghi chú lại những khoản mục đang chiếm tỉ trọng cao hoặc có sự biến động lớn về mặt giá trị tại thời điểm báo cáo.

Để đảm bảo cho sự cân đối tài chính, tài sản dài hạn sẽ cần được tài trợ tương ứng bởi một nguồn vốn dài hạn. Nếu điều này không được đảm bảo thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ gặp các rủi ro lớn cũng như bị áp lực về khả năng thanh toán nợ. Nhà đầu tư cần nhận biết được rủi ro này sớm để tránh bảng cách quan sát xu hướng biến động của vốn lưu động thuần theo công thức sau:

Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Nếu vốn lưu động thuần có xu hướng giảm dần hay thậm chí là chuyển sang âm lớn thì có nghĩa là sự mất cân đối tài chính đang xuất hiện ngày càng rõ rệt. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, công ty đã sử dụng khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho các khoản tài sản dài hạn.

Tìm hiểu thêm: Cách tính thuế VAT theo quy định mới nhất

Bước 4: Đọc hiểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Để cách đọc hiểu báo cáo tài chính ở bước này hiệu quả nhất, trước hết, bạn phải phân loại doanh thu và chi phí. Sau đó, tính toán tỷ trọng so và thực hiện so sánh. Nếu có sự thay đổi phát sinh phải phản ánh kịp thời và ghi chú vào các mục có sự biến động lớn để tiện theo dõi.

Bạn cần lưu ý rằng, báo cáo kết quả HĐKD không thể hiện chính xác dòng tiền thu chi trong kỳ, lợi nhuận trên báo cáo có thể bị che giấu hoặc thổi phòng tùy vào nguyên tắc và quan điểm hạch toán kế toán. Cho nên, bạn không thể đánh giá rằng doanh nghiệp có lãi hay lỗ chỉ với bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, trong quá trình đọc và phân tích, bạn phải kết hợp so sánh, đánh giá với cả bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

Bước 5: Đọc hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp bạn xác định được doanh nghiệp thực sự đã kiếm được bao nhiêu tiền và chi ra bao nhiêu trong khoản thời gian cụ thể. Báo cáo LCTT thể hiện cụ thể ba dòng tiền cơ bản:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Đây là dòng tiền phát sinh từ các hoạt động thanh toán của nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, nộp thuế, chi trả lãi,... Dòng tiền này đã được lấy từ chính kết quả kinh doanh của tổ chức chứ không lấy từ huy động vốn hoặc vay nợ.
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Đây là dòng tiền phát sinh có liên quan đến việc đầu tư tài sản cố định, đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính và những tài sản dài hạn khác.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Đây là dòng tiền từ việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu thông qua các hình thức như nhận góp vốn mới, phát hành cổ phiếu, trả cổ tức,... Bên cạnh đó là các khoản vay nợ, chi trả nợ gốc hoặc vay mới,...

Trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các dữ liệu có thể âm hoặc dương. Nếu doanh nghiệp có dòng tiền trả cổ tức đều đặn trong dài hạn thì cho thấy tình hình tài chính vững mạnh và lợi nhuận công bố là thực tế. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, doanh nghiệp đang trong thời kỳ tăng trưởng có thể không trả cổ tức hoặc đưa ra các chính sách chi trả cổ tức hợp lý để giải thích.

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bước 6: Đọc hiểu thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC được lập ra để giải thích và bổ sung đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính cũng như là kết quả marketing của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà những bảng báo cáo khác không thể hiện rõ và chi tiết. Qua đó, các nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện cách đọc báo cáo tài chính bản thuyết minh song song với các bản khác để tăng hiệu quả, nhanh chóng nắm được thông tin cần tìm hiểu.

Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nội dung: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán, các chuẩn mực, chính sách và chế độ kế toán đang áp dụng, thông tin bổ sung cho những khoản mục được trình bày trong bảng CĐKT, kết quả HĐKD, BCTC lưu chuyển tiền tệ,...

Khi đó, bạn sẽ trả lời được các câu hỏi về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là gì, hoạt động từ bao giờ, các chính sách, chuẩn mực kế toán đang áp dụng ra sao,... 

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Các lưu ý trước khi đọc hiểu báo cáo tài chính

BCTC của doanh nghiệp thường được công bố minh bạch trên website của công ty. Do đó, bạn có thể tải về để tiện theo dõi khi cần. Các báo cáo này thường được dùng cho các hoạt động kiểm toán và thanh toán thuế hằng năm. Đối với những người muốn tự học, phân tích và thực hiện cách đọc báo cáo tài chính thì cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cần so sánh dữ liệu ở từng thời điểm khác nhau để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
  • Nên so sánh với doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực để xác định lại điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức.
  • Các con số trong bảng cân đối kế toán chỉ mang tính thời điểm và báo cáo kết quả chỉ mang tính tạm thời. Để có cái nhìn tổng quan, bạn nên tham khảo thêm dữ liệu từ các báo cáo tài chính của khoảng năm gần nhất.

Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích, nếu bạn cảm thấy không chắc chắn và có quá nhiều thắc mắc thì nên hỏi lại kế toán của bạn hoặc tham khảo các dịch vụ kế toán online cho chắc chắn.

Như vậy, trong bài viết này, TRÍ LUẬ T đã trình bày chi tiết cách đọc báo cáo tài chính đơn giản mà cực kỳ chính xác chỉ thông qua các bước. Hy vọng rằng, thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu hơn và tự phân tích một báo cáo tài chính hoàn chỉnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc và cân tư vấn về các dịch vụ liên quan đến pháp lý, vui lòng liên hệ ngay đến hotline (028) 7304 5969 để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé!

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THANH TRỊ
0919.930.836
2) NGUYỄN THÙY TRƯNG
0919.600.836
3) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
 0909.211.836
4) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
 0909.921.836
5) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
 0902.486.836
6) LÊ THỊ THANH HIỀN  
 0919 600 836
______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN
0919.941.836
______________________