Lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp là một trong những khâu quan trọng giúp cho việc quản lý và sử dụng nguồn tiền của doanh nghiệp được hiệu quả, đi đúng mục tiêu và định hướng phát triển. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện được năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty sau này. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Hãy cùng TRÍ LUẬT tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập
Kế hoạch tài chính là gì?
Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp là bản kế hoạch được xây dựng dựa trên các báo cáo về sản xuất, đầu tư và chiến lược kinh doanh. Thông qua đó, giám đốc tài chính có thể đưa ra phương án tài chính phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.
Hoạch định tài chính doanh nghiệp được chia theo thời gian bao gồm:
- Kế hoạch tài chính ngắn hạn: Thời gian từ 1 - 3 năm.
- Kế hoạch tài chính trung hạn: Thời gian từ 3 - 5 năm.
- Kế hoạch tài chính dài hạn: Thời gian từ 5 - 10 năm đến trọn đời.
Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp bao gồm những gì?
Bất kỳ một tài liệu nào cũng có nội dung chính để người tiếp nhận thông tin biết được mình đang đọc vấn đề gì và có được gì sau khi đọc xong. Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp cũng vậy, nó có những nội dung bao gồm:
- Các dự kiến về các kết quả kinh doanh và lợi nhuận theo chính sách phân chia ở điều lệ công ty.
- Dự kiến về nhu cầu tài chính ở từng giai đoạn thông qua bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
- Dự kiến về kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, huy động vốn và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Dự kiến các giải pháp cho các rủi ro và có phương pháp tổ chức, điều chỉnh và đảm bảo được nguồn lực tài chính sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp bao gồm các dự kiến, giải pháp về những mục tiêu trong tương lai
Vai trò của kế hoạch tài chính doanh nghiệp
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp là thiếu việc lập kế hoạch tài chính. Sau đây là một số số vai trò của kế hoạch tài chính đối với doanh nghiệp, cụ thể:
- Xác định được tính khả thi trong hoạt động kinh doanh.
- Phân tích được sự khác nhau giữa kỳ vọng và thực tế.
- Lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp thu hút đầu tư, tài trợ.
- Kiểm soát chặt chẽ những khoản chi tiêu.
- Có tầm nhìn dài hạn.
- Giúp bạn phát hiện xu hướng.
- Xác định một số khoản ưu tiên.
- Giúp đo lường tiến độ hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Tham khảo thêm: Thuế VAT là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế VAT
Phương pháp lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập
Kế hoạch tài chính doanh nghiệp là một bản dự kiến các số liệu, hoạt động khác trong tương lai dựa trên sự tính toán từ các dữ liệu cũ trước đó. Tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp hồi quy tuyến tính đơn
- Phương pháp hồi quy tuyến tính mở rộng
- Phương pháp dự báo tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng
Để thực hiện thuận lợi và chính xác các phương pháp này, người thực hiện cần phải có kiến thức cũng như là kinh nghiệm thì mới đem lại hiệu quả cao.
Tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp thực hiện tối ưu nhất
Cơ sở để thành lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp
Một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, 3 yếu tố quan trọng nhất và là cơ sở chính để lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp mà bạn cần chú ý:
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Bảng này sẽ tóm tắt các danh thu và chi phí của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Bảng cân đối kế toán: Đây là tài liệu thể hiện tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp giúp bạn thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm cụ thể.
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Bảng này cho biết dòng tiền ra/vào công ty trong thời gian nhất định giúp bạn đảm bảo được sự phát triển mô hình kinh doanh bền vững cho công ty về mặt tài chính.
Quy trình lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập
Để thiết lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả, bạn cần triển khai theo quy trình với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Nghiên cứu kỹ các vấn đề tài chính
Kế hoạch là một phần không thể thiếu của việc quản lý tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp phải đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch.
Bên cạnh đó, nhà quản trị tuyệt đối không được bỏ sót bất kỳ thông tin liên quan nào đến vấn đề tài chính mà hãy chuẩn bị cũng như nghiên cứu mọi vấn đề của thị trường để không bỡ ngỡ trước các biến đổi và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Nghiên cứu kỹ các vấn đề trước khi lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp
Bước 2: Xác định nhu cầu cho kế hoạch tài chính doanh nghiệp
Việc xác định rõ nhu cầu tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định rõ ràng hướng phát triển của doanh nghiệp. Một nhà quản trị sáng suốt thường biết ưu tiên các mục tiêu quan trọng và có bước đi phù hợp. Do đó, bạn cần xác định nhu cầu tài chính của mình bằng cách trả lời các câu hỏi về mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp, ngân sách, loại hình đầu tư,... Khi xác định được nhu cầu tài chính cụ thể thì bạn sẽ có được những hướng đúng đắn trong bước đi tiếp theo.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Sau khi đã xác định rõ nhu cầu, bạn hãy thu thập các dữ liệu về tài chính của doanh nghiệp. Ở bước này, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để thu thập được dữ liệu chính xác và nhanh chóng nhất. Các dữ liệu mà bạn cần thu thập ở bước này là tài sản, quỹ hưu trí, trách nhiệm pháp lý, chính sách bảo hiểm,...
Bước 4: Phát triển kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
Phát triển hay nói cách khác là phân tích và chi tiết từng mục tiêu lớn trong bản kế hoạch. Ở nước này, bạn có thể để xuất nhiều phương án khác nhau và đưa ra các ưu nhược điểm rồi thảo luận và quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất. Các chỉ tiêu để đánh giá phương án được lựa chọn bao gồm các vấn đề về tối ưu lợi ích của người lao động và lợi nhuận cho doanh nghiệp cùng các vấn đề khác liên quan đến luật pháp, bảo hiểm xã hội, thuế,...
Bước 5: Trình bày kế hoạch
Ngoài việc trình bày bản kế hoạch đến tất cả mọi người, bạn còn phải giải thích về các phương án, mục tiêu cũng như các con số. Do đó, để có thể trình bày một bản kế hoạch tài chính doanh nghiệp tốt, bạn nên tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu liên quan và nghiên cứu những tài liệu mình đã thu thập được để chuẩn bị cho buổi thuyết tình hoàn hảo.
Bước 6: Thực hiện và triển khai kế hoạch
Đây là một bước quan trọng trong công cuộc xây dựng kế hoạch. Ở bước này, các vấn đề cần được quan tâm nhiều là thuế, bảo hiểm, vấn đề nghỉ hưu,.. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có cơ hội nhận được nhiều lời mời hợp tác nếu kế hoạch được xây dựng tỉ mỉ, chuyên nghiệp với các ý tưởng hoàn hảo.
Triển khai và phát triển kế hoạch tài chính doanh nghiệp
Bước 7: Giám sát quá trình thực thi kế hoạch
Bước cuối cùng của quy trình lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp là giám sát quá trình thực thi. Nhà quản trị cần theo dõi, giám sát chặt chẽ suốt quá trình thực hiện để định hướng và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, việc theo dõi cẩn thận các tài liệu về đánh giá danh mục đầu tư, báo cáo tình hình thị trường, bảo cập nhật bảo hiểm,... Qua đó, doanh nghiệp có thể dự đoán và phòng tránh được các rủi ro có thể phát sinh.
Có thể bạn chưa biết: Vốn điều lệ là gì? Quy định về vốn điều lệ
Một số mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp mới nhất 2022
Bạn có thể tham khảo một số mẫu hoạch định tài chính doanh nghiệp dưới đây để có thêm kinh nghiệm về việc nội dung và cách trình bày:
Bảng phân tích chi phí đầu tư và các chỉ số tài chính
Bảng báo cáo doanh thu
Bảng mô tả và dự kiến doanh số dịch vụ, sản phẩm hàng năm
Bài viết trên đã cung cấp thông tin kế hoạch tài chính doanh nghiệp là gì cũng như cách lập sao cho chuẩn nhất. Hy vọng rằng, bài viết đã mang đến những chia sẻ hữu ích. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về pháp lý thì hãy liên hệ ngay cho TRÍ LUẬT qua hotline (028) 7304 5969 để được phục vụ nhanh chóng.