Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng nguyên phụ liệu

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng nguyên phụ liệu, hỗ trợ công nghiệp ô tô.
Ảnh: TC-MOTOR

 

Đề xuất miễn, giảm thuế nhập khẩu nhiều vật tư, nguyên liệu

Để phục vụ việc phòng chống dịch bệnh, ngay thời điểm đầu tháng 2/2020, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng khẩu trang y tế, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa tay sát trùng... Mới đây, bộ đã bổ sung mặt hàng vải không dệt để sản xuất bộ trang phục phòng, chống dịch Covid- 19 vào danh mục hàng miễn thuế nhập khẩu.

Để hỗ trợ DN, thời gian qua, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng và liên tục tiếp thu, chỉnh lý sau khi lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, hiệp hội DN về 2 dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134 và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP. Về dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 134 quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính đã có các văn bản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề xuất miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Quy định này nhằm tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong thời gian qua nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tháo gỡ khó khăn cho DN hoạt động trong lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản…

Về dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 125 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trong đó đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu của một số mặt hàng, gỡ khó cho DN và thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô.

Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Tài chính, việc thực hiện các giải pháp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nêu trên sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) hơn 6.000 tỷ đồng.

Giảm mạnh nhiều khoản phí, lệ phí cho DN

Trong khi những chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu các thiết bị, vật tư nhiều lĩnh vực trọng điểm nêu trên là chính sách dài hơi, được Bộ Tài chính dày công nghiên cứu, liên tục chỉnh sửa cho phù hợp thì thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm một loạt các loại phí, lệ phí.

Bộ Tài chính đã chủ động chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát để ban hành theo thẩm quyền (hoặc trình Chính phủ) ban hành quy định miễn, giảm phí, lệ phí như: Miễn lệ phí môn bài đối với: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; DN, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập mới trong năm đầu; chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện do DN nhỏ và vừa thành lập... Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã quyết định giảm nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm cao như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký DN; giảm 67% mức phí công bố thông tin DN; giảm 50% mức phí thẩm định cấp lại giấy phép hoạt động bưu chính; giảm từ 50 - 70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính.

Cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, đề xuất miễn, giảm mức thu phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bộ đã nhận được văn bản của 12 bộ. Trong đó, có 7/12 bộ đề xuất giảm các khoản phí, lệ phí đến hết năm 2020 gồm: giảm 20% mức phí thẩm định cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; giảm 30% mức phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng; giảm 50% mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng; phí thẩm định thiết kế dự án đầu tư xây dựng; lệ phí cấp giấy chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân và lệ phí cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng cho tổ chức.

Ngoài ra, các bộ đề xuất: giảm 50% phí đăng ký giao dịch đảm bảo, phí đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản đảm bảo; giảm 50% mức thu 20 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; giảm 50% mức thu phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa; giảm 30% mức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động...

Ngay khi nhận được đề xuất của các bộ, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo thông tư quy định miễn, giảm phí, lệ phí và gửi xin ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân theo quy định. Các đề xuất giảm phí, lệ phí này đều dự kiến thực hiện đến thời điểm hết năm 2020.

Ngoài ra, Bộ Tài chính hiện đang nghiên cứu một số chính sách thuế để trình các cấp có thẩm quyền ban hành trong thời gian tới, như: áp dụng thuế suất 15% đối với DN siêu nhỏ; thuế suất 17% đối với DN nhỏ;  miễn thuế thu nhập DN 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với DN nhỏ, DN siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh. Chính sách về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, giảm nghĩa vụ thuế cho người dân...

Ước tính, các giải pháp về miễn, giảm thuế, phí và lệ phí sẽ làm giảm thu NSNN khoảng 40.000 tỷ đồng.

Theo ông Phạm Đình Thi – Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động nhiều mặt đến tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành rà soát các khoản phí, lệ phí là đầu vào của DN. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành thẩm quyền, hoặc trình Chính phủ ban hành nhiều quy định để hỗ trợ DN, đặc biệt là các đối tượng DN chịu nhiều tác động trực tiếp bởi dịch bệnh. Việc giảm thu thuế, hay một số khoản phí, lệ phí sẽ góp phần tiết giảm chi phí cho DN. Mức miễn, giảm phí, lệ phí đã thể hiện sự chia sẻ giữa Nhà nước và người dân, DN trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, tuy về ngắn hạn có thể giảm thu ngân sách, nhưng về dài hạn DN kinh doanh thuận lợi sẽ tạo ra nhiều nguồn thu thuế, tạo ra nhiều việc làm và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Việc giảm thu thuế, hay một số khoản phí, lệ phí sẽ góp phần tiết giảm chi phí cho DN. Mức miễn, giảm phí, lệ phí đã thể hiện sự chia sẻ giữa Nhà nước và người dân, DN trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, tuy về ngắn hạn có thể giảm thu ngân sách, nhưng về dài hạn DN kinh doanh thuận lợi sẽ tạo ra nhiều nguồn thu thuế, tạo ra nhiều việc làm và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Theo Thời Báo Tài Chính

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THANH TRỊ
0919.930.836
2) NGUYỄN THÙY TRƯNG
0919.600.836
3) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
 0909.211.836
4) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
 0909.921.836
5) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
 0902.486.836
6) LÊ THỊ THANH HIỀN  
 0919 600 836
______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN
0919.941.836
______________________