Chiết khấu thương mại là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này dẫn đến có sự nhầm lẫn với các khái niệm khác. Vậy thì chiết khấu thương mại là gì? Nó có điểm nào khác với chiết khấu thanh toán? Hãy dành thời gian theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
Chiết khấu thương mại là hoạt động thường gặp trên thị trường
Chiết khấu thương mại là gì?
Buôn bán hàng hóa là hoạt động được diễn ra thường xuyên và liên tục ở các doanh nghiệp. Thông thường, việc mua hàng không chỉ được thực hiện với các khách hàng nhỏ lẻ mà còn với những khách có nhu cầu mua số lượng lớn. Khi ấy, người mua hàng sẽ được hưởng chiết khấu thương mại.
Chiết khấu thương mại là gì?
Chiết khấu thương mại có thể được hiểu là khoản chênh lệch về mức giá giữa giá niêm yết và giá thực mà doanh nghiệp bán cho khách hàng khi mua hàng số lượng lớn. Giá thực được bán ra sẽ nhỏ hơn giá niêm yết. Quá trình kế toán chiết khấu thương mại cho người mua sẽ được doanh nghiệp thực hiện dựa trên hợp đồng đã được thỏa thuận giữa hai bên.
Chiết khấu thanh toán là gì?
Bên cạnh thắc mắc chiết khấu thương mại là gì, nhiều khách hàng cũng quan tâm như thế nào là chiết khấu thanh toán. Việc hiểu rõ hai khái niệm này sẽ giúp đơn vị bán hàng và người mua dễ dàng trao đổi với nhau hơn.
Khác với chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán là số tiền bên mua được giảm khi thanh toán hóa đơn mua hàng trước kỳ hạn thỏa thuận cho bên bán. Bản chất của chiết khấu thanh toán đối với bên bán là một khoản chi phí tài chính và với bên mua là một khoản doanh thu. Vì là một khoản chi phí tài chính nên sẽ được xếp vào mức phí được trừ khi tính thuế.
***Xem thêm thông tin: Cổ phiếu thưởng là gì? Ý nghĩa phát hành cổ phiếu thưởng
Sự khác biệt giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại có nhiều điểm khác nhau. Dưới đây là một vài điểm khác biệt đáng nói mà người kinh doanh và người mua hàng cần nắm rõ:
Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán có gì khác nhau?
Về định nghĩa
- Chiết khấu thương mại: Là mức giảm giá của người bán dành cho người mua khi mua hàng đạt số lượng nhất định đã được thỏa thuận trước.
- Chiết khấu thanh toán: Là mức phí được giảm trực tiếp vào giá trị thanh toán khi người mua thanh toán cho người bán trước thời hạn được thỏa thuận trước.
Về hóa đơn
- Chiết khấu thương mại: Sẽ được trừ trực tiếp vào đơn hàng hay thể hiện rõ số tiền được chiết khấu ngay trên hóa đơn. Đồng thời cũng có thể xuất cả hóa đơn chiết khấu để điều chỉnh giảm giá cho đơn vị mua hàng.
- Chiết khấu thanh toán: Sẽ không được trừ trực tiếp vào giá trị thể hiện trên hóa đơn.
Sự tác động đến chi phí hay doanh thu
Chiết khấu thương mại:
- Bên bán: Gây giảm mức doanh thu.
- Bên mua: Trừ trực tiếp vào giá trị của hàng hóa được mua vào.
Chiết khấu thanh toán:
- Bên bán: Không gây giảm doanh thu và được ghi nhận là một khoản chi phí tài chính.
- Bên mua: Sẽ không được trừ vào giá trị thanh toán hàng hóa, được ghi nhận là một khoản doanh thu tài chính.
Sự tác động đến thuế doanh nghiệp
- Chiết khấu thương mại: Sẽ làm giảm mức thuế TNDN và thuế GTGT vì được trừ trực tiếp trên doanh thu của doanh nghiệp.
- Chiết khấu thanh toán: Có tác động làm tăng hoặc giảm thuế TNDN vì được xem là khoản chi phí đối với bên bán, hoặc doanh thu từ hoạt động tài chính đối với bên mua.
*** Có thể bạn đang cần: Hoạch toán bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm, cuối năm chi tiết
Cách hạch toán chiết khấu thương mại
Hạch toán chiết khấu thương mại dựa theo Thông tư 200 và 133
Sau khi đã hiểu rõ chiết khấu thương mại là gì, doanh nghiệp và người mua hàng cần quan tâm đến cách hạch toán chiết khấu thương mại. Việc định khoản chiết khấu thương mại sẽ được thực hiện dựa theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Cụ thể như sau:
- Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì hạch toán khoản chiết khấu thương mại vào TK 5211.
- Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 thì hạch toán khoản chiết khấu thương mại vào TK 511.
Trường hợp 1
Giá được thể hiện trên hóa đơn là giá đã được giảm và có chiết khấu khi chỉ mua một lần.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng buôn bán phần mềm cho Công ty B
- Số lượng phần mềm: 1
- Giá chưa VAT: 3.000.000
- Mức thuế GTGT (10%): 300.000
- Mức chiết khấu thương mại được thừa hưởng: 10% bao gồm cả thuế GTGT.
Khi đó, hóa đơn sẽ được Công ty A lập như sau:
- Số lượng: 1
- Mức giá: 2.700.000 (đã giảm)
- Thành tiền: 2.700.000
- Thuế 10%: 270.000
- Tổng mức thanh toán: 2.970.000 đồng.
Với hóa đơn như trên, Công ty A và công ty B sẽ tiến hành hạch toán như sau:
Công ty A (Bên bán):
- Nợ TK 111, 112, 131: 2.970.000 (tổng phải thu)
- Có TK 511: 2.700.000 (DT đã được giảm)
- Có TK 3331: 270.000 (mức thuế phải nộp)
Công ty B (Bên mua):
- Nợ TK 156 (tổng phải thu): 2.700.000
- Nợ TK 1331: 270.000 (thuế GTGT đã khấu trừ)
- Có TK 111, 112, 331 (tổng thanh toán): 2.970.000
Trường hợp này không có sự xuất hiện của tài khoản 5211 vì giá ở hóa đơn đã được giảm và chiết khấu thương mại không được thể hiện.
Trường hợp 2
Chiết khấu thương mại được thể hiện trong lần mua cuối khi mua hàng nhiều lần mới nhận được chiết khấu.
Chiết khấu được thể hiện trong lần mua hàng cuối
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng bán cho bên B phần mềm với thỏa thuận phải mua từ 5 phần mềm trở lên mới được chiết khấu thương mại. Mức chiết khấu là 10% trên giá đã gồm GTGT. Cụ thể:
- Mức giá : 3.000.000/phần mềm
- Mức thuế GTGT: 300.000/phần mềm
- Lần mua 1: 1 bộ - thanh toán nguyên giá vì không đủ điều kiện nhận chiết khấu.
- Lần mua 2: 2 bộ - thanh toán nguyên giá vì không đủ điều kiện nhận chiết khấu.
- Lần mua 3: 2 bộ - đạt điều kiện được chiết khấu ở lần mua cuối cùng.
Khi đó, hóa đơn thứ ba công ty A sẽ thực hiện là:
Tên hàng hóa |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Phần mềm A |
2 |
3.000.000 |
6.000.000 |
Chiết khấu thương mại dựa theo hợp đồng |
|
|
1.500.000 |
|
|
Cộng tiền hàng |
4.500.000 |
|
|
Tiền thuế |
450.000 |
|
|
Tổng thanh toán |
4.950.000 |
Khi ấy, hạch toán sẽ được hai công ty thực hiện như sau:
Công ty A (Bên bán):
- Nợ TK 131, 111, 112: 4.950.000
- Có TK 511: 4.500.000
- Có TK 3331: 450.000
Công ty B (Bên mua):
- Nợ TK 156: 4.500.000
- Nợ TK 1331: 450.000
- Có TK 331, 111, 112: 4.950.000
Với trường hợp này, doanh thu bán hàng cũng là doanh thu thuần, không sử dụng tài khoản 5211 để thanh toán vì chiết khấu thương mại đã được giảm vào số tiền mà người mua đã thanh toán.
Trường hợp 3
Chiết khấu thương mại người mua hưởng lớn hơn tiền bán hàng được thể hiện trên hóa đơn lần cuối. Khi ấy, chiết khấu thương mại cho trường hợp này sẽ được thể hiện riêng bằng một hóa đơn.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng với công ty B bán phần mềm. Hai công ty thỏa thuận nếu công ty B mua từ 15 phần mềm trở lên sẽ nhận được chiết khấu thương mại là 10% trên giá đã gồm GTGT. Cụ thể:
- Đơn giá: 3.000.000/phần mềm
- Mức thuế GTGT: 300.000/phần mềm
- Lần mua 1: 7 bộ - giữ nguyên giá vì chưa đạt điều kiện nhận chiết khấu.
- Lần mua 2: 7 bộ - giữ nguyên giá vì chưa đạt điều kiện chiết khấu.
- Lần mua 3: 1 bộ - đạt điều kiện chiết khấu và nhận được chiết khấu thương mại ở lần mua hàng cuối cùng.
Lúc này, hóa đơn của công ty A sẽ được xuất như sau:
Tên hàng hóa |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Mức chiết khấu thương mại dựa theo hợp đồng |
1 |
|
4.500.000 |
(Có kèm theo bảng kê mua hàng số…ngày…) |
|
|
|
|
|
Cộng tiền hàng |
4.500.000 |
|
|
Tiền thuế |
450.000 |
|
|
Tổng thanh toán |
4.950.000 |
Khi ấy, hạch toán sẽ được hai công ty thực hiện như sau:
Công ty A (Bên bán):
- Thể hiện số tiền chiết khấu thực tế được phát sinh trong kỳ
- Nợ TK 521: 4.500.000,
- Nợ TK 3331: 450.000,
- Có TK 131, 111, 112: 4.950.000
Công ty B (Bên mua):
- Nợ TK 331,111,112: 4.950.000,
- Có TK 152/156/632/642/241: 4.500.000,
- Có TK 1331: 450.000
Cách thực hiện hạch toán thương mại dựa theo Thông tư 133
Hạch toán dựa theo Thông tư 133 cũng được thực hiện tương tự như Thông tư 200 nhưng có sự thay đổi tài khoản chiết khấu thương mại 5211 thành 511.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc chiết khấu thương mại là gì cùng các thông tin liên quan. Khi nắm rõ khái niệm cũng như bản chất của thuật ngữ này, doanh nghiệp và người mua hàng sẽ có buổi thỏa thuận hợp đồng mua bán thuận lợi và hiệu quả hơn. Để được hỗ trợ tư vấn về các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ ngay cho Trí Luật qua hotline (028) 7304 5969 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!