Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì theo quy định của pháp luật? Đây là vấn đề chung của nhiều cá nhân, tổ chức khi có ý định thành lập doanh nghiệp. Do đó, trong bài viết này, Trí Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý khách hàng về các hồ sơ, thủ tục cần thiết và đúng chuẩn nhất để tiết kiệm chi phí, thời gian.
 

hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Những giấy tờ, hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất
 

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Tại Điều 24 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao hợp lệ của các loại giấy tờ pháp lý:

+ Của cá nhân người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của công ty.
+ Của người đại diện theo ủy quyền cùng văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao của giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với công ty được thành lập bởi sự góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
     

hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên
Thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH MTV
 

*** Xem thêm thông tin: Thủ tục và hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập
 

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần (CTCP)? Theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, CTCP phải bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách các thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với CTCP.
  • Bản sao hợp lệ của các loại giấy tờ pháp lý sau:

+ Của cá nhân người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Của cá nhân là thành viên công ty, cổ đông sáng lập và nhà đầu tư nước ngoài; Của tổ chức; Của cá nhân người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập và nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Trường hợp thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp được thành lập hoặc có sự tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
     

hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

 

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Căn cứ theo Điều 22 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao hợp lệ của các loại giấy tờ pháp lý:

+ Của cá nhân là thành viên công ty; Của tổ chức là thành viên công ty; Của cá nhân người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+ Trường hợp thành viên của công ty hợp danh là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc có sự tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
     

hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
 

*** Có thể bạn sẽ cần: Mẫu thông báo thay đổi địa chỉ công ty
 

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 21 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân cụ thể:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý đối với cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất

Trường hợp chia công ty TNHH, CTCP theo quy định tại Điều 198 của Luật Doanh nghiệp, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 23, 24 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

  • Nghị quyết, quyết định về việc chia công ty theo quy định tại Điều 198 của Luật Doanh nghiệp.
  • Bản sao của biên bản họp Hội đồng thành viên (HĐTV) đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP về việc chia công ty.
     

Trường hợp tác công ty TNHH, CTCP theo quy định tại Điều 199 của Luật Doanh nghiệp, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 23 & 24 của Nghị định này, hồ sơ thành lập doanh nghiệp đối với công ty hợp nhất phải có các loại giấy tờ sau:

  • Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty được quy định cụ thể tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp.
  • Bản sao của biên bản họp HĐTV đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP về việc tách công ty.
     

Trường hợp thành lập một công ty mới thông qua việc hợp nhất một số công ty với nhau, ngoài các loại giấy tờ theo quy định tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định này, hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp nhất phải có các giấy tờ sau đây.

  • Hợp đồng hợp nhất được quy định cụ thể tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp.
  • Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng hợp nhất công ty và bản sao hợp lệ biên bản họp HĐTV đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới.
     

hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thủ tục thành lập công ty hợp nhất theo quy định
 

Nộp hồ sơ thành lập công ty ở đâu?

Ngoài hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì, nhiều người cùng thắc mắc về nơi nộp hồ sơ ở đâu mới chính xác? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp hồ sơ thành lập công ty nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh trên địa bàn mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Quy trình, thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Người nộp, doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
 

Bước 2: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận và thẩm định khi có đầy đủ điều kiện sau đây:

  • Có đủ giấy tờ theo quy định.
  • Tên doanh nghiệp đã được điền chính xác vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN).
  • Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ ĐKDN.
  • Đã nộp đủ phí, lệ phí khi đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
     

Bước 3: Khi hồ sơ ĐKDN được tiếp nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
 

Bước 4: Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ thành lập công ty, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ vào Hệ thống thông tin quốc gia về ĐKDN.
 

Bước 5: Doanh nghiệp hoặc người thành lập doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về ĐKDN. Khi đó, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị thành lập doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Sau đó, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia trong vòng 03 ngày làm việc được tính từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cần ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp được biết.
 

hồ sơ thủ tục thành lập công ty

Quy trình, thủ tục thành lập công ty
 

Nộp chi phí, lệ phí thành lập công ty như thế nào?

Người nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện nộp phí, lệ phí ngay thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng tiền mặt tại Phòng Đăng ký kinh doanh, chuyển khoản hoặc sử dụng ví điện tử. Trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp thì mức lệ phí này sẽ không được hoàn trả.
 

Nếu trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán phí, lệ phí điện tử, nếu cá nhân, tổ chức gặp sự cố thì cần liên hệ với tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ để được giải quyết.
 

Theo Quy định tại Điều 4 của Nghị định Thông tư 47/2019/TT-BTC, mức phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp được quy định theo Biểu phí, lệ phí kèm theo thông tư này, cụ thể như sau:
 

lệ phí khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

 

Số lượng hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần nộp?

Theo Điều 9 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người thành lập công ty hoặc công ty nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện các thủ tục đăng ký công ty, doanh nghiệp.
 

Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và nghị định này.

Hướng nộp đăng ký và nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng điện tử

Bước 1: Truy cập vào hệ thống https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ và lựa chọn loại tài khoản đăng ký để đăng nhập.

  • Nếu nộp hồ sơ bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh thì người xác thực hồ sơ cần được cấp Tài khoản ĐKKD.
  • Nếu nộp hồ sơ bằng Chữ ký số công cộng, người ký xác thực hồ sơ sẽ được gán Chữ ký số công cộng vào Tài khoản.
     

Bước 2: Chọn hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp mới hoặc đơn vị trực thuộc. Sau đó nhấn nút [Tiếp theo] để tiếp tục đăng ký hoặc [Trở về] để quay lại màn hình trước. Đối với hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp thì chọn loại hình doanh nghiệp.
 

nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp qua mạng

Màn hình chọn loại hình doanh nghiệp
 

Bước 3: Sau khi đã tạo lập thành công tài khoản trên cổng thông tin điện tử quốc gia, doanh nghiệp tiến hành đăng nhập làm theo những hướng dẫn của các chỉ mục tương ứng. Lưu ý: doanh nghiệp phải nhập đầy đủ thông tin, chính xác để tăng khả năng hợp lệ của hồ sơ.

Sau khi nhập liệu thông tin thành công, doanh nghiệp tiếp tục xác nhận hồ sơ và tải hồ sơ (bản scan) lên những mục yêu cầu tương ứng.
 

Bước 4: Doanh nghiệp nộp lệ phí thành lập công ty qua mạng.

Doanh nghiệp tiến hành nộp tiền để thanh toán hóa đơn và lệ phí qua mạng bằng hình thức chuyển khoản. Khi nộp đủ lệ phí, cơ quan quản lý về việc đăng ký kinh doanh qua mạng sẽ tiến hàng cấp cho doanh nghiệp giấy biên nhận.
 

Bước 5: Doanh nghiệp thực hiện xác nhận hồ sơ và nhận lại giấy phép đăng ký thành lập công ty mới.
 

Như vậy, bài viết này đã giải đáp được thắc mắc hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì? Hy vọng rằng, những thông tin này đã phần nào giúp bạn có được sự chuẩn bị đầy đủ và thuận lợi trong việc thành lập công ty. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc liên quan đến các thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay đến Trí Luật qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THÙY TRƯNG
    0909.911.028
  0909.911.028
2) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
    0909.211.836
  0909.211.836
3) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
    0909.921.836
   0909.921.836
4) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
    0902.486.836 
  0902.486.836
5) LÊ THỊ THANH HIỀN  
    0919.600.836 
  0919.600.836
6) NGUYỄN THANH TRỊ
    0919.930.836
  0919.930.836

______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
   
0909.1838.36

  0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN

  0919.941.836
  0919.941.836
______________________