Trăn trở thực tế của người làm nghề
Mới đây, tại lễ kỷ niệm 1 năm thành lập Câu lạc bộ (CLB) Đại lý thuế (ĐLT) TP. Hồ Chí Minh, những chia sẻ của ông Vòng Tắc Xiền, Giám đốc điều hành Cty CP Tư vấn Trí Luật, một trong những ĐLT tiêu biểu của CLB đã khiến nhiều người vỡ lẽ. Đó là nghề ĐLT chưa được nhiều người biết đến, thậm chí chưa hiểu được khái niệm thế nào là một ĐLT.
Chủ nhiệm CLB Đại lý thuế TP. Hồ Chí Minh nêu yếu tố giúp phát triển nghề. Ảnh Đỗ Doãn |
Ông Xiền dẫn chứng, cách đây vài năm, khi đi nộp báo cáo thuế tại một số chi cục thuế, vẫn còn rất nhiều cán bộ chưa biết ĐLT là gì. Người trong ngành mà còn chưa rõ thì làm sao nghề ĐLT có chỗ đứng. Bây giờ thì hầu như cán bộ thuế nào cũng biết ĐLT vì được Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, Hội Tư vấn thuế tuyên truyền. Tuy nhiên, mới đây, tại buổi hội thảo về việc làm tại Trường Tài chính Hải quan, đã có rất nhiều sinh viên đặt câu hỏi ĐLT là gì?
“Điều này chứng tỏ người nộp thuế và đại đa số người dân vẫn chưa hiểu gì về ĐLT? Một ngành nghề mà công chúng không hiểu là gì thì làm sao có thể phát triển được, làm sao DN sử dụng dịch vụ ĐLT nhiều được, chứ chưa nói đến là DN tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của ĐLT”, ông Xiền đặt vấn đề.
“Tôi kính đề nghị ngành Thuế tăng cường tuyên truyền, phổ biến dịch vụ ĐLT mạnh hơn nữa. Về phía ĐLT, cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin lớn hơn với khách hàng; đồng thời cần hợp lực lại với nhau để tạo thành một khối, cùng nhau nâng cao kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau quảng bá hình ảnh ĐLT như một ngành nghề rất hữu ích cho người nộp thuế và thực sự là cánh tay nối dài của ngành Thuế”, ông Xiền kiến nghị.
Chưa có “sân chơi” lớn hơn cấp câu lạc bộ
Vấn đề hợp lực lại với nhau cũng được ông Nguyễn Đức Nghĩa, Chủ nhiệm CLB ĐLT TP. Hồ Chí Minh nêu ra như là một trong nhiều yếu tố giúp nghề ĐLT phát triển. Ông Nghĩa cho biết, dù ra đời mới hơn 1 năm và số lượng hội viên chưa đến 50 nhưng CLB đã tạo được một số dấu ấn nhất định. Trong đó, đáng nói nhất là đã làm tốt vai trò cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế như hỗ trợ tốt cho cơ quan thuế trong các đợt quyết toán thuế hàng năm, làm giảm bớt áp lực công việc cho cơ quan thuế.
Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh trao bằng khen cho Đại lý thuế Trương Gia và Đại lý thuế Trí Luật. Ảnh Đỗ Doãn |
“Các nguồn thông tin từ CLB cũng tạo cơ sở để cơ quan thuế có những điều chỉnh kịp thời về chính sách và thái độ phục vụ của viên chức, góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực đáng kể của ngành Thuế thời gian gần đây. Từ sự đóng góp trên, nhiều thành viên CLB đã được khen thưởng của Bộ Tài chính, của Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, của Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh...”, ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, do CLB chưa phải là một pháp nhân độc lập nên chưa thể đại diện cho tất cả các ĐLT trong giao dịch với cơ quan thuế địa phương. Với chiến lược phát triển ĐLT của Bộ Tài chính đến năm 2020, số lượng ĐLT chắc chắn sẽ tăng nhanh trong các năm tới đây. Từ thực tế này, ông Nghĩa cho rằng cần nhanh chóng chuyển đổi CLB thành một hội độc lập, có đầy đủ các ban ngành chuyên trách và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Hiệp hội DN về tổ chức và của Hội tư vấn thuế VN về mặt chuyên môn.
“Có như vậy, tổ chức mới thực sự trở thành đối tác tin cậy, có đủ năng lực hỗ trợ cơ quan thuế địa phương, mới có điều kiện hơn để tuyên truyền phổ biến hoạt động nghề ĐLT đến với mọi tầng lớp xã hội, từ đó giúp mọi người nắm và hiểu rõ hơn về nghề ĐLT”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Sự hỗ trợ từ cơ quan thuế được xem là yếu tố rất quan trọng đối với nghề ĐLT. Bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, TP. Hồ Chí Minh hiện có 170 nghìn DN đăng ký thuế và còn hoạt động. Với số lượng DN lớn nằm trên địa bàn rộng và thường xuyên có những nghiệp vụ kinh tế mới như vậy, nếu không có sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế với các ĐLT, xa hơn nữa là DN thì việc thực hiện chính sách về thuế sẽ thật sự khó khăn.
“Các ĐLT có hoạt động mạnh thì áp lực lên công việc của cơ quan thuế sẽ bớt đi nhiều. Chúng tôi hiểu điều này nên thời gian qua đã tăng cường phối kết hợp với ĐLT và mối quan hệ này đã có những bước phát triển hơn. Cách nhìn nhận giữa 2 bên đã xích lại gần nhau hơn, đã dần có tiếng nói chung trong việc tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế”, bà Nga nói.
“Tuy nhiên, sự phối kết hợp này hiện vẫn còn một số hạn chế, chưa nhiều và mới đem lại hiệu quả ở chừng mực nhất định. Do đó, chúng tôi đã chỉ đạo các bộ phận liên quan, đặc biệt là phòng tuyên truyền hỗ trợ của Cục Thuế nên có sự phối kết hợp chặt hơn nữa để làm sao đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho DN”, bà Nga khẳng định./.
Trăn trở thực tế của người làm nghề
Mới đây, tại lễ kỷ niệm 1 năm thành lập Câu lạc bộ (CLB) Đại lý thuế (ĐLT) TP. Hồ Chí Minh, những chia sẻ của ông Vòng Tắc Xiền, Giám đốc điều hành Cty CP Tư vấn Trí Luật, một trong những ĐLT tiêu biểu của CLB đã khiến nhiều người vỡ lẽ. Đó là nghề ĐLT chưa được nhiều người biết đến, thậm chí chưa hiểu được khái niệm thế nào là một ĐLT.
“Điều này chứng tỏ người nộp thuế và đại đa số người dân vẫn chưa hiểu gì về ĐLT? Một ngành nghề mà công chúng không hiểu là gì thì làm sao có thể phát triển được, làm sao DN sử dụng dịch vụ ĐLT nhiều được, chứ chưa nói đến là DN tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của ĐLT”, ông Xiền đặt vấn đề.Ông Xiền dẫn chứng, cách đây vài năm, khi đi nộp báo cáo thuế tại một số chi cục thuế, vẫn còn rất nhiều cán bộ chưa biết ĐLT là gì. Người trong ngành mà còn chưa rõ thì làm sao nghề ĐLT có chỗ đứng. Bây giờ thì hầu như cán bộ thuế nào cũng biết ĐLT vì được Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, Hội Tư vấn thuế tuyên truyền. Tuy nhiên, mới đây, tại buổi hội thảo về việc làm tại Trường Tài chính Hải quan, đã có rất nhiều sinh viên đặt câu hỏi ĐLT là gì?
“Tôi kính đề nghị ngành Thuế tăng cường tuyên truyền, phổ biến dịch vụ ĐLT mạnh hơn nữa. Về phía ĐLT, cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin lớn hơn với khách hàng; đồng thời cần hợp lực lại với nhau để tạo thành một khối, cùng nhau nâng cao kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau quảng bá hình ảnh ĐLT như một ngành nghề rất hữu ích cho người nộp thuế và thực sự là cánh tay nối dài của ngành Thuế”, ông Xiền kiến nghị.
Chưa có “sân chơi” lớn hơn cấp câu lạc bộ
Vấn đề hợp lực lại với nhau cũng được ông Nguyễn Đức Nghĩa, Chủ nhiệm CLB ĐLT TP. Hồ Chí Minh nêu ra như là một trong nhiều yếu tố giúp nghề ĐLT phát triển. Ông Nghĩa cho biết, dù ra đời mới hơn 1 năm và số lượng hội viên chưa đến 50 nhưng CLB đã tạo được một số dấu ấn nhất định. Trong đó, đáng nói nhất là đã làm tốt vai trò cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế như hỗ trợ tốt cho cơ quan thuế trong các đợt quyết toán thuế hàng năm, làm giảm bớt áp lực công việc cho cơ quan thuế.
Tuy nhiên, do CLB chưa phải là một pháp nhân độc lập nên chưa thể đại diện cho tất cả các ĐLT trong giao dịch với cơ quan thuế địa phương. Với chiến lược phát triển ĐLT của Bộ Tài chính đến năm 2020, số lượng ĐLT chắc chắn sẽ tăng nhanh trong các năm tới đây. Từ thực tế này, ông Nghĩa cho rằng cần nhanh chóng chuyển đổi CLB thành một hội độc lập, có đầy đủ các ban ngành chuyên trách và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Hiệp hội DN về tổ chức và của Hội tư vấn thuế VN về mặt chuyên môn.“Các nguồn thông tin từ CLB cũng tạo cơ sở để cơ quan thuế có những điều chỉnh kịp thời về chính sách và thái độ phục vụ của viên chức, góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực đáng kể của ngành Thuế thời gian gần đây. Từ sự đóng góp trên, nhiều thành viên CLB đã được khen thưởng của Bộ Tài chính, của Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, của Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh...”, ông Nghĩa nói.
“Có như vậy, tổ chức mới thực sự trở thành đối tác tin cậy, có đủ năng lực hỗ trợ cơ quan thuế địa phương, mới có điều kiện hơn để tuyên truyền phổ biến hoạt động nghề ĐLT đến với mọi tầng lớp xã hội, từ đó giúp mọi người nắm và hiểu rõ hơn về nghề ĐLT”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Sự hỗ trợ từ cơ quan thuế được xem là yếu tố rất quan trọng đối với nghề ĐLT. Bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, TP. Hồ Chí Minh hiện có 170 nghìn DN đăng ký thuế và còn hoạt động. Với số lượng DN lớn nằm trên địa bàn rộng và thường xuyên có những nghiệp vụ kinh tế mới như vậy, nếu không có sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế với các ĐLT, xa hơn nữa là DN thì việc thực hiện chính sách về thuế sẽ thật sự khó khăn.
“Các ĐLT có hoạt động mạnh thì áp lực lên công việc của cơ quan thuế sẽ bớt đi nhiều. Chúng tôi hiểu điều này nên thời gian qua đã tăng cường phối kết hợp với ĐLT và mối quan hệ này đã có những bước phát triển hơn. Cách nhìn nhận giữa 2 bên đã xích lại gần nhau hơn, đã dần có tiếng nói chung trong việc tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế”, bà Nga nói.
“Tuy nhiên, sự phối kết hợp này hiện vẫn còn một số hạn chế, chưa nhiều và mới đem lại hiệu quả ở chừng mực nhất định. Do đó, chúng tôi đã chỉ đạo các bộ phận liên quan, đặc biệt là phòng tuyên truyền hỗ trợ của Cục Thuế nên có sự phối kết hợp chặt hơn nữa để làm sao đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho DN”, bà Nga khẳng định./.