Một doanh nghiệp hoặc công ty, sau khi được thành lập, sẽ phải thực hiện nhiều công đoạn liên quan đến thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Vậy, Thành lập doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa và những công đoạn cụ thể mà một công ty mới thành lập cần thực hiện là gì? Trong bài viết dưới đây, Trí Luật sẽ tổng hợp thông tin chi tiết và chính xác nhất để chia sẻ với độc giả. Hãy đồng hành và theo dõi ngay để có cái nhìn tổng quan về các bước quan trọng này.

 

1.Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là quá trình mà tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ và tuân thủ theo quy định của nhà nước và pháp luật.

 

Hiện nay, tại Việt Nam có tổng cộng 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn: Loại hình doanh nghiệp này gồm có 2 mô hình là công ty TNHH Một thành viên và TNHH Hai thành viên

2. Doanh nghiệp công ty Cổ phần

3. Doanh nghiệp công ty Hợp Danh

4. Doanh nghiệp tư nhân

 

2. Ai là người có quyền thành lập doanh nghiệp? Cần làm gì sau khi thành lập doanh nghiệp?

2.1 Ai là người có quyền thành lập doanh nghiệp?

Theo quy đinh tại hoản 1, Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2014 ; Và Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ - CP ban hành ngày 01/10/2010 kèm theo hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, có các điểm sau đây:


 1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt địa chỉ trụ sở chính, không phân biệt nơi cư trú và Quốc tịch đều có quyền thành lập, tham gia hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp
2. Mỗi cá nhân chỉ được phép đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân, một hộ kinh
doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh ......
3. Nhà đầu tư là người nước ngoài lần đầu đăng
thành lập tại Việt Nam cần phải đăng ký đầu tư gắn liền với đăng kinh doanh.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam hoặc muốn thành lập mới thì cần có yêu cầu sau :   

  • Doanh nghiệp mới có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có Dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư kèm theo quá trình thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Trường hợp vốn điều lệ không quá 49%, thì việc thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp

 

2.2 Cần làm gì sau khi thành lập doanh nghiệp?

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

       Theo quy định tại Điều 32 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong khoảng thời gian không vượt quá 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và đồng thời thanh toán các khoản phí theo quy định của pháp luật. 

       Nội dung công bố bao gồm các thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thêm các thông tin sau đây

        1. Ngành, nghề kinh doanh

        2. Danh sách cổ đông sáng lập

        3. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có)

        Trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng cũng phải được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

  • Khai, nộp lệ phí môn bài

         Doanh nghiệp chịu trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, thực hiện thủ tục này tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp. 

        Trong trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh (sau đây gọi chung là Đơn vị phụ thuộc) hoạt động tại cùng địa phương cấp tỉnh; doanh nghiệp thực hiện khai, nộp lệ phí môn bài cho các Đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có Đơn vị phụ thuộc kinh doanh tại địa phương khác cấp tỉnh; thì, các Đơn vị phụ thuộc này sẽ tự thực hiện kê khai, nộp lệ phí môn bài với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp mình.

         Doanh nghiệp và Đơn vị phụ thuộc chỉ cần thực hiện khai lệ phí môn bài một lần khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động.

        Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc khai và nộp lệ phí môn bài phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

  • Đăng ký thuế lần đầu

       Hiện nay,thông tin đăng ký thuế ban đầu của doanh nghiệp chỉ cần được cung cấp trong tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư, và không cần thực hiện đăng ký thuế ban đầu trực tiếp với cơ quan quản lý thuế (Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động). 

       Tuy nhiên, sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo việc sử dụng mẫu con dấu, doanh nghiệp vẫn phải liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực tiếp để nộp một số giấy tờ khai thuế ban đầu.

 

  • Đăng ký mua và phát hành hoá đơn điện tử

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp được yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử đối với toàn bộ giao dịch kinh doanh của mình. Do đó, nếu không thực hiện việc chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

 

  • Mua chữ ký số

Để nộp tờ khai thuế quan mạng, yêu cầu phải sử dụng chữ ký số, và hiện nay, hầu hết các Cơ quan thuế đều hỗ trợ quy trình này. Do đó, việc đầu tiên quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay sau khi thành lập là có chữ ký số.

Trong quá trình mua chữ ký số, lựa chọn đơn vị có uy tín là điều cần thiết. Các doanh nghiệp thường nên xem xét những đơn vị uy tín như FastCA, Viettel, VNPT, FPT, v.v. Nói chung, việc chọn lựa các hãng lớn có thể có chi phí cao hơn một chút, nhưng đảm bảo về mặt kỹ thuật và hỗ trợ từ phía nhà cung cấp.

 

  • Treo biển hiệu tại doanh nghiệp

Biển hiệu có thể được thiết kế dưới dạng ngang hoặc dọc, với các giới hạn kích thước sau đây: 

Đối với biển hiệu ngang, chiều cao tối đa là 02 mét, và chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.

Đối với biển hiệu dọc, chiều ngang tối đa là 01 mét, và chiều cao tối đa là 04 mét,   nhưng không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. 

Biển hiệu không được tạo ra chướng ngại vật trong không gian thoát hiểm và cứu hỏa. Ngoài ra, nó không được làm vượt ra khỏi vỉa hè hoặc lòng đường, nhằm tránh ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

 

  • Đăng ký mua và phát hành hoá đơn điện tử

Theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp đều bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Do đó, nếu không chuyển dữ liệu điện tử đúng hạn cho cơ quan thuế hoặc thực hiện việc này muộn hơn so với thời hạn quy định, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với xử phạt hành chính, với mức phạt cao nhất lên đến 20 triệu đồng (tham chiếu Điều 30 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP)."

 

  • Thông báo mẫu con dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của mình, trừ trường hợp có quy định khác trong Điều lệ của doanh nghiệp. 

Mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng một mẫu con dấu thống nhất với quy định về nội dung, hình thức và kích thước. Nói cách khác, dù doanh nghiệp có sở hữu bao nhiêu con dấu, nhưng tất cả đều phải tuân theo một mẫu dấu đã được đăng ký.

Trước khi sử dụng, thay đổi hoặc hủy mẫu con dấu, cũng như khi có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến số lượng con dấu của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở.

 

  • Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

      Các công ty mới thành lập thường đối mặt với một trong hai tình huống: hoặc chưa hoàn thiện đầy đủ thông tin và giấy tờ cần thiết trong quá trình đăng ký, hoặc chưa đáp ứng đủ số tiền góp vốn theo quy định. 

      Trong trường hợp thiếu thông tin hoặc giấy tờ, doanh nghiệp cần phải bổ sung ngay lập tức, đặc biệt là với các văn bản như chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh. 

      Đối với tình huống không đủ số vốn điều lệ (đối với các công ty cổ phần, TNHH, ...), doanh nghiệp phải cam kết hoàn thành việc góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Không tuân thủ quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

 

 

3. Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp

    Việc thành lập doanh nghiệp mang theo nhiều ý nghĩa quan trọng và đa chiều, đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh và phát triển kinh tế:

 

Tạo ra cơ hội kinh doanh, nguồn thu nhập và làm việc:

Việc thành lập doanh nghiệp tạo ra cơ hội cho các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh, từ đó thúc đẩy sự đa dạng và cạnh tranh trong nền kinh tế. Cung cấp việc làm và nguồn thu nhập cho chủ sở hữu và nhân viên, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

Đối với người đề nghị thành lập doanh nghiệp:

Không chỉ giúp tổ chức hoặc cá nhân được nhà nước và pháp luật công nhận và bảo vệ mà còn xây dựng niềm tin với người tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, đồng thời việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo vệ thương hiệu do mình xây dựng.

 

Đối với đời sống, xã hội:

Doanh nghiệp đang ngày càng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người ngày càng tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu về đời sống của người dân được đáp ứng kịp thời. Điều này giúp duy trì trật tự quản lí của nhà nước và giữ cho xã hội ổn định.

 

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết nhất để giải đáp câu hỏi thành lập doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa và những công đoạn cụ thể mà một công ty mới thành lập cần thực hiện là gì?. Chúng tôi hy vọng rằng kiến thức mà Trí Luật chia sẻ sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn. Nếu bạn muốn cập nhật thêm thông tin, hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để nhận được những thông tin mới nhất. Trân trọng cảm ơn.

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THANH TRỊ
0919.930.836
2) NGUYỄN THÙY TRƯNG
0919.600.836
3) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
 0909.211.836
4) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
 0909.921.836
5) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
 0902.486.836
6) LÊ THỊ THANH HIỀN  
 0919 600 836
______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN
0919.941.836
______________________