Quá trình thành lập doanh nghiệp có thể khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Trí Luật sẽ gải đáp cho các bạn những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp năm 2024

 

1.Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô, mục tiêu kinh doanh, cấu trúc tổ chức, nguồn vốn và yếu tố pháp lý. Căn cứ vào quy mô, chiến lược kinh doanh mà 3 loại hình phổ biến được cá nhà đầu tư lựa chọn: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.

 

 

  • Công ty TNHH 1 thành viên

Đây là loại hình kinh doanh mà chỉ có 1 người làm chủ sở hữu công ty và có toàn quyền quyết định mọi việc trong công ty. Vì vậy, chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Nếu bạn có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ chưa có ý định huy động vốn nhiều hoặc muốn tự làm chủ, thì bạn nên lựa chọn loại hình này. Tuy nhiên, loại hình này cũng có 1 số điểm hạn chế như: Không được phát hành cổ phiếu, không được giao dịch chứng khoán, giảm mức độ tin tưởng của đối tác, khách hàng…

 

Mặt khác, chủ công ty TNHH 1 thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ có thể được xem là ưu điểm của loại hình này

 

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Với tối thiểu 2 thành viên và tối đa 50 thành viên, đây là lợi thế giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng hơn. Ngoài ra, loại hình này còn có ưu điểm giống như công ty TNHH 1 thành viên, là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đầu tư, giúp các thành viên tách biệt được tài sản cá nhân và tài sản góp vốn.

 

Từ những yếu tố trên đã giúp cho nhà đầu tư lựa chọn công ty TNHH đại chúng tối thiểu 2 thành viên, vì nó giảm thiểu nhiều rủi ro, áp lực trong kinh doanh.

 

  • Công ty cổ phần

Ưu điểm đầu tiên và đặc biệt của loại hình này là khả năng huy động vốn rất cao bởi không giới hạn số lượng thành viên. Đồng thời, công ty cổ phần mang tính quy mô hơn so với các loại hình khác, do được quyền niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán nên công ty chứng khoán có quy mô lớn các loại hình công ty khác.

 

Tuy nhiên, xét về cơ cấu tổ chức nhân sự cũng như các thủ tục pháp lý, các quy định liên quan tới cổ phần lại khá phức tạp, cũng  do ưu điểm là số lượng thành viên góp vốn không bị hạn chế.

 

Tóm lại, bạn có thể lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình dựa trên những đặc điểm riêng của mình. Tuy nhiên dù bạn thành lập doanh nghiệp ở loại hình nào thì sau này bạn vẫn có thể làm thủ tục chuyển đổi loại hình để phù hợp với định hướng và phạm vi ở tại thời điểm đó. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

 

1.1 Trường hợp được thành lập doanh nghiệp

  • Đối với cá nhân: Bạn phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
  • Đới với tổ chức: Phải được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc của nước mà tổ chức có quốc tịch là chủ sở hữu

 

 

1.2 Trường hợp không được thành lập doanh nghiệp

Căn cứ vào khoản 2 - Điều 17 - Luật Doanh nghiệp 2020

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh vì lợi ích riêng cho cơ quan, đơn vị mình
  • Người chưa thành niên
  • Người bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Lãnh đạo, quản lý chuyên môn trong doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn nhà nước trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của chính phủ tại công ty khác

 

2. Đặt tên doanh nghiệp, công ty

Việc đặt tên doanh nghiệp không ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh mà chỉ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp cụ thể:

  • Công ty cổ phần + tên riêng
  • Công ty TNHH + tên riêng (không phân biệt 1 thành viên hay 2 thành viên)

Bạn coó thể lựa chọn tên doanh nghiệp phù hợp với sản phẩm kinh doanh, tên riêng…miễn là không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác

 

2.1 Những điều cần lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp, công ty

- Tránh sử dụng trùng tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã được đăng ký

- Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp.

- Không sử dụng từ ngữ, biểu tượng vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức tốt đẹp của doanh nghiệp.

 

2.3 Địa chỉ công ty

Địa chỉ công ty phải đầy đủ, chính xác, chi tiết và được đặt ở nhà đất hoặc chung cư văn phòng (nếu nằm ở chung cư văn phòng phải có giấy tờ chứng minh khu vực đó là nơi đăng ký hoạt động được sử dụng làm văn phòng), không được đặt ở nhà tập thể hay chung cư để ở

Nhiều công ty có trụ sở tại một nơi nhưng lại hoạt động tại một địa điểm khác, trong trường hợp này, bạn nên thành lập địa điểm kinh doanh tại nơi hoạt động. Bên cạnh đó, bạn nên treo biển đầy đủ tại địa điểm kinh doanh để tránh trường hợp bị khoá mã số thuế với lý do không hoạt động tại địa điểm kinh doanh đó.

 

3. Ngành nghề kinh doanh

 

Hiện nay, khi bắt đầu khởi nghiệp công ty, mọi người thường có xu hướng đăng ký nhiều mã ngành nghề để tránh tình trạng phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề trong các giao dịch kinh doanh tiếp theo. Mặc dù số lượng bộ phận kinh doanh không hạn chế, nhưng việc đăng ký quá nhiều ngành nghề không cần thiết cho định hướng hoạt động của doanh nghiệp có thể gây ra khó khăn trong việc hoàn tất quy trình khi đăng ký kinh doanh

 

Lĩnh vực kinh doanh bao gồm: ngành nghề có điều kiện và không có điều kiện. Khi doanh nghiệp đăng ký mã số thương mại có điều kiện sẽ phải tuân thủ các điều kiện của ngành nghề. Vì lý do này  bạn chỉ nên đăng ký các ngành nghề phù hợp với mục đích kinh doanh để tránh phát sinh các thủ tục pháp lý không cần thiết

 

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như thương mại, sản xuất thực phẩm chức năng, y tế…khi nộp hồ sơ thành lập không bắt buộc phải có hồ sơ pháp lý chuyên môn. Tuy nhiên, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cầm bắt đầu xin giấy phép con ( giấy phép kinh doanh ngành nghề ) thì mới có thể hoạt động ngành nghề đó.

 

4. Vốn điều lệ

4.1 Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là giá trị tài sản mà các cổ đông hoặc thành viên của một doanh nghiệp đồng ý đóng góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

 

4.2 Vốn điều lệ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài

Bậc lệ phí môn bài cũng như mức tính lệ phí môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp. tổ chức kinh doanh. cụ thể:

  • Vốn điều lệ nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 2.000.000 đồng
  • Vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hằng năm là 3.000.000 đồng.

4.3 Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Khi đăng ký thành lập công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

 

4.4 Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi đăng ký thành lập công ty tương ứng với tổng giá trị phần góp vốn của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 47 của luật này.

 

5. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp

5.1 Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp

Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên cổ đông (trong vòng 6 tháng)
  • Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người đại diện không tự thực hiện thủ tục

 

5.2 Thủ tục các bước thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, bạn có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo những cách sau:

 

Cách 1: Nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Cách 2: Nộp trực tiếp tại sở KH&ĐT tỉnh, thành nơi công ty đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, với phương pháp này bạn nên liên hệ trước với cơ quan chức năng bởi hình thức tiếp nhận hồ sơ thành lập hiện nay được thực hiện trực tuyến, đối với các tỉnh thành lớn như TP.HCM và Hà Nội

 

Trong vòng từ 3-5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ xử lý hồ sơ theo cách sau:

  • Cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ không hợp lệ. Sau khi điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu, bạn cần gửi lại và tiếp tục chờ trong vòng 3-5 ngày như lần gửi đầu tiên.

 

6. Lời kết

Thông qua bài viết trên, Trí Luật đã giải đáp nhưng thắc mắc, cũng như những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp. Hi vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THANH TRỊ
0919.930.836
2) NGUYỄN THÙY TRƯNG
0919.600.836
3) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
 0909.211.836
4) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
 0909.921.836
5) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
 0902.486.836
6) LÊ THỊ THANH HIỀN  
 0919 600 836
______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN
0919.941.836
______________________