FDI là một thuật ngữ thường được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Vậy các bạn có thắc mắc FDI nghĩa là gì không? Cần lưu ý những gì khi thành lập doanh nghiệp FDI? Hãy cùng Trí Luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. FDI là gì?

FDI là cụm từ viết tắt của Foreign Direct Investment, được hiểu là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư mà các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thực hiện bằng cách mua cổ phần, thành lập công ty con, liên doanh hoặc mở chi nhánh tại một quốc gia khác.

 

1.1 Đặc điểm của FDI

- Lợi nhuận: Đây là mục tiêu chính mà FDI muốn đem lại, ở bất kỳ hình thức nào liên quan đến đầu tư, mục đích sẽ là tối đa hoá lợi nhuận của các nhà đầu tư

- Căn cứ tính lợi nhuận của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được đầu tư. Bởi vì FDI mục đích là kiếm lợi nhuận, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đầu tư đều muốn đem lại lợi nhuận cao

- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp khác.

- Đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi là hợp đồng BCC)

1.2 Lợi ích, hạn chế của doanh nghiệp FDI

 

Lợi ích:

Tăng trưởng kinh tế

Tạo việc làm

Hỗ trợ tài chính và vốn đầu tư

Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và tăng cường thị trường

 

Hạn chế

FDI có thể tập trung ở một số khu vực phát triển hơn, gây chênh lệch phát triển giữ các khu vực trong một quốc gia

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, cổ phần bằng các thiết bị, vật tư, dây chuyền lạc hậu, gây thiệt hại cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư

 

 

2.Những điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI là gì?

Thành lập hoặc có phần góp vốn sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ vào khoản 19, điều 3 của Luật Đầu Tư 2020, doanh nghiệp FDI được thành lập bởi nhà đầu tư cá nhân có quốc tịch nước ngoài, doanh nghiệp tổ chức và thành lập theo luật pháp của nước ngoài và thực hiện các đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài đứng ra góp vốn, hoặc thành lập công ty.

 

Kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm

Theo quy định tại điều 6, Luật Đầu Tư 2020, doanh nghiệp FDI không được kinh doanh các ngành nghề bị cấm, bao gồm:

  • Các chất cấm, ma tuý
  • Dịch vụ đòi nợ
  • Kinh doanh mại dâm
  • Kinh doanh pháo nổ
  • Kinh doanh các hoá chất, khoáng vật
  • Kinh doanh đến các sinh sản vô tính trên cơ thể con người
  • Hoạt động mua bán người, xác, mô, bộ phận cơ thể người
  • Kinh doanh mẫu vật các loài động – thực vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được quy định tại phục lục l Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp

 

Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 Luật Đầu Tư, trước khi thành lập công ty FDI, nhà đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư với cơ quan đăng ký đầu tư - Sở KHĐT cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty. Ngoại trừ việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp, sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ công ty nhỏ và vừa.

 

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp FDI:

  • Dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: Ban quản lý của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
  • Dự án ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: Sở KHĐT tỉnh

Tiến hành thành lập doanh nghiệp

Sau khi được xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký, các cá nhân cần nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi được hoàn thành bước này, doanh nghiệp FDI sẽ bắt đầu hoạt động và hưởng những ưu đãi theo chính sách quy định.

 

2.2 Thành lập doanh nghiệp FDI

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp FDI theo 2 cách sau:

Cách 1: Thành lập công ty trực tiếp từ vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Cách 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam.

 

Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI:

Thành lập theo cách 1:

  • Bước 1: Xin giấy chứng nhận đầu tư
  • Bước 2: Thành lập công ty có vốn nước ngoài

Thành lập theo cách 2:

  • Bước 1:Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam
  • Bước 2: Xin văn bản đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài
  • Bước 3: Chuyển nhượng Cổ phần, vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.

 

3. Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp FDI

Về lĩnh vực đầu tư kinh doanh thành lập doanh nghiệp FDI

 

Nhà đầu tư cần lưu ý rằng không phải mọi lĩnh vực nào cũng được phép đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, vì vậy nhà đầu tư cần xem xét kỹ luật pháp Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ví dụ như biểu cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ của Việt Nam trong GATS. Theo đó, Việt Nam sẽ đưa ra các hạn chế về phương thức đầu tư hoặc hình thức đầu tư và thành lập doanh nghiệp đối với một số ngành nghề nhất định.

 

Nắm rõ thị trường và đối tác địa phương. Hiểu văn hoá kinh doanh và quy định của Việt Nam có thể giúp bạn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt hơn và xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững.

 

Hiểu rõ về chế độ thuế và các quy định tài chính đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam để có kế hoạch tài chính hợp lý

Trong Luật đầu tư cũng quy định những ngành nghề bị cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh. Như vậy, ngành nghề đầu tư là điều đầu tiên mà các nhà đầu tư nên chú ý để tránh bị từ chối đầu tư kinh doanh, gây mất thời gian và cả tiền bạc đối với nhà đầu tư.

 

4. Các loại hình đầu tư nước ngoài FDI

 

Theo chiều ngang (Horizontal FDI)

FDI theo chiều ngang - Horizontal FDI là hình thức đầu tư phổ biến nhất hiện nay. Bằng các này, các nhà đầu tư sẽ tập trung vốn vào một công ty nước ngoài cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty do chủ đầu tư FDI sở hữu và điều hành. Tại thời điểm này, hai công ty cùng nhau sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tương tự và hỗ trợ nhau để phát triển

Theo chiều dọc (Vertical FDI)

Khác với FDI chiều ngang, FDI chiều dọc - Vertical FDI là một hình thức đầu tư vào chuỗi cung ứng trải rộng trên nhiều ngành khác nhau. Đây là một loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó các công ty đầu tư vào một số hoạt toàn bộ hoạt động sản xuất, tiếp thị hoặc cung cấp nguyên liệu cho sản phẩm của họ.

FDI tập trung

Bên cạnh FDI chiều ngang, chiều dọc còn có FDI tập trung, dạng này là đầu tư vào nhiều tổ chức, công ty khác nhau từ cùng một công ty, thuộc nhiều ngành hoàn toàn khác nhau. Điều này tạo ra FDI chùm và vốn FDI không liên kết trực tiếp với các nhà đầu tư.

5. Những Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

 

Với những chia sẻ trên của Trí Luật, hy vọng bạn đã hiểu được doanh nghiệp FDI là gì. Cũng như những đặc điểm và lưu ý khi thành lập doanh nghiệp FDI. Nếu còn thắc mắc nào thì hãy liên hệ với Trí Luật để được giải đáp một cách tốt nhất nhé !

 

 

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THANH TRỊ
0919.930.836
2) NGUYỄN THÙY TRƯNG
0919.600.836
3) NGUYỄN CÔNG TUẤN 
 0909.211.836
4) PHẠM THỊ THÚY KIỀU
 0909.921.836
5) NGUYỄN THỊ NGỌC MỸ 
 0902.486.836
6) LÊ THỊ THANH HIỀN  
 0919 600 836
______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN THỊ MỸ VUI
0909.1838.36
_______________________
HÓA ĐƠN, CKS
1) LÊ THỊ NGỌC HÂN
0919.941.836
______________________